Ngày của Mẹ là ngày nào? Ngày của Mẹ có phải ngày lễ lớn không?
Ngày của Mẹ là ngày nào? Ngày của Mẹ có phải ngày lễ lớn không? Người Lao động có được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào Ngày của Mẹ 2025 không? Người lao động được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày theo quy định?
Ngày của Mẹ là ngày nào? Ngày của Mẹ có phải ngày lễ lớn không?
Ngày của Mẹ (Mother' S Day) là ngày kỷ niệm, tôn vinh và tri ân những người mẹ trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngày của Mẹ thường được tổ chức vào nhiều thời gian khác nhau. Không cố định ngày của mẹ là ngày nào trong năm. Tuy nhiên, Ngày của Mẹ phổ biến nhất được kỷ niệm vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5.
Theo lịch vạn niên, Ngày của Mẹ năm 2025 sẽ rơi vào 11/5/2025. (Chủ nhật)
Trên đây là thông tin về "Ngày của Mẹ là ngày nào?" chỉ mang tính tham khảo!
Ngày của Mẹ 2025 có phải ngày lễ lớn không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, quy định các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
Các ngày lễ lớn
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn ở Việt Nam bao gồm: Tết Nguyên đán, Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5), Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9).
Như vậy, Ngày của Mẹ 2025 không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam.
Ngày của Mẹ là ngày nào? Ngày của Mẹ có phải ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Người Lao động có được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào Ngày của Mẹ 2025 không?
Theo quy định Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo quy định trên, người lao động không được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào Ngày của Mẹ 2025 do nhà nước quy định.
Người lao động được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày theo quy định?
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau;
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
[1] 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
[2] 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
[3] 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Lưu ý: Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Từ khóa: ngày của mẹ người lao động Hưởng nguyên lương ngày lễ lớn làm thêm giờ
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;