Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu?

Các phí bị mất khi bán hàng Shopee? Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử? Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử?

Đăng bài: 17:10 12/04/2025

Bán hàng trên shopee mất phí bao nhiêu?

Các loại phí bán hàng trên Shopee như sau:

(1) Phí thanh toán

Là phí giao dịch áp dụng cho mỗi đơn hàng thành công trên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee nằm ở mục "Đã giao" hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng hoàn tiền được Người bán/ Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng).

(2) Phí cố định

Là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm, sử dụng dịch vụ của người bán được thực hiện thành công qua sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee (đơn hàng nằm ở mục "Đã giao") hoặc đơn hàng có phát sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người bán/Shopee chấp nhận "Hoàn tiền ngay" (trừ lý do Chưa nhận được hàng).

(2.1) Đối với Người bán không thuộc Shopee Mall

(2.2) Đối với Người bán thuộc Shopee Mall

Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí cố định khác nhau.

Truy cập vào trang web này "https://banhang.shopee.vn/edu/article/2579" để tìm hiểu thêm về phí cố định dành cho Người Bán thuộc Shopee Mall.

(3) Phí dịch vụ

Là khoản chi phí bán hàng trên Shopee mà Người bBán thanh toán cho Shopee khi tham gia Chương trình Voucher Xtra.

Như vậy, khi thực hiện bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, người bán sẽ phải chịu đối đa 3 mức phí trên tùy vào hình thức bán hàng của người bán.

Bán hàng trên shopee mất phí bao nhiêu? mang tính tham khảo.

>>  Bán hàng online không rõ nguồn gốc thì bị phạt bao nhiêu tiền?

>> Thiết kế website bán hàng cần những gì? Website bán hàng cần có những thông tin?

Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu?

Bán hàng trên shopee mất phí bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử bao gồm?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), (có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử như vậy:

- Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:  thương mại điện tử

+ Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

+ Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;

+ Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định Nghị định 52/2013/NĐ-CP;

+ Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;

+ Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

- Vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

+ Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

+ Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

+ Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

- Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

- Vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử:

+ Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;

+ Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;

+ Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

- Các vi phạm khác:

+ Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử hiện nay?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.

- Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

- Thống kê về thương mại điện tử.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

1 Nguyễn Minh Thư

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...