Dự thảo lần 3, Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 dân kế toán phải biết?
Đã có dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 lần 3 đúng không?
Dự thảo lần 3, Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 dân kế toán phải biết?
Vừa qua, Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3) vừa được công bố bởi Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Trong đó, Phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3) bao gồm:
- Quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024
- Không điều chinh đối với hàng hóa, dịch vụ được mua bán ở ngoài Việt Nam (trừ chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 20 Điều 3 Dự thảo Nghị định). Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3)
Quan trọng hơn tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3) là quy định về những đối tượng không chịu thuế như sau:
[1] Sản phẩm cây trồng, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Trong đó, các sản phẩm chỉ qua sơ chế thông thường là các sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay xát, xay vỡ mận, nghiền vỡ mảnh, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, xay, đánh bóng hạt, hồ hạt, chia tách ra từng phần, bỏ xương, băm, lột da, nghiền, cán mỏng, ướp muối, đóng hộp kín khí, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Trường hợp không xác định được thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm căn cứ vào quy trình sản xuất sản phẩm cây trồng, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt để xác định là sản phẩm chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
[2] Sản phẩm giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, vật liệu nhân giống cây trồng theo quy định của pháp luật về trồng trọt.
[3] Thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi; thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản.
[4] Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
[5] Nhà ở thuộc tài sản công do Nhà nước bán cho người đang thuê. Nhà ở thuộc tài sản công theo quy định của pháp luật về nhà ở.
[6] Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
[7] Chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
[8] Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm; bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài do nhà thầu đầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển Việt Nam, vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung.
[9] Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại tại khoản 9 Điều 3 Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3)
.....
Xem chi tiết hơn tại Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT (lần 3)
Xem thêm: Chậm nộp tờ khai thuế GTGT 01 ngày bị phạt bao nhiêu tiền?
Dự thảo lần 3, Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 dân kế toán phải biết?
Cố tình không kê khai có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Như vậy, thông qua quy định trên thì cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý thuế.
Từ khóa: Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 Dự thảo lần 3 Nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 Dự thảo Nghị định Luật Thuế GTGT hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 quản lý thuế dân kế toán
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;