Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak ra sao?
Chi tiết Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak? Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?
Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak ra sao?
Ngày 13/3/2025, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành Kế hoạch 038/NH-BTS năm 2025 quy định về Kế hoạch Đại lễ Phật đản Vesak 2025 PL 2569.
Theo đó, lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak như sau:
- Lúc 16 giờ: Tất cả xe hoa tập kết cập lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.
- Lúc 19 giờ: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh).
* Lộ trình: (Việt Nam Quốc Tự) đường 3/2 -> Hồng Bàng -> Kinh Dương Vương -> số 7 -> Trần Văn Giàu -> Lê Đình Chi -> Lê Chính Đang -> Mai Bá Hương -> Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM.
Lưu ý:
- Chư tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ.
- Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ, sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.
Xem thêm: Lịch trình cụ thể của các chương trình trong đại lễ Vesak 2025?
Xem thêm: Chủ đề chính của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 là gì?
Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak ra sao? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội như saui:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Từ khóa: Đại lễ Phật Đản Vesak Đại Lễ Phật Đản Lộ trình diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak diễu hành xe hoa Lộ trình diễu hành xe hoa diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak Người tham gia lễ hội tham gia lễ hội
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;