Biến thể Omicron XEC là gì? Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa để tránh bị Covid 19 như thế nào?
Khái niệm về biến thể Omicron XEC? Triệu chứng và cách phòng ngừa biến thể Omicron XEC? Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước nào?
Biến thể Omicron XEC là gì? Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa để tránh bị Covid 19 như thế nào?
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan trong tháng 1 và tháng 2 năm nay.
Dưới đây là một số thông tin về biến thể Omicron XEC:
[1] Biến thể Omicron XEC là gì?
Biến thể XEC là chủng tái tổ hợp mới xuất hiện của Omicron, lần đầu tiên được xác định tại Đức vào tháng 6/2024. Đây là giống lai của hai biến thể phụ: KS.1.1 (FLiRT) và KP.3.3 (FLuQE). XEC mang nhiều đột biến cho phép lây truyền nhanh hơn và hiện đã được phát hiện ở ít nhất 15 quốc gia trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Dữ liệu từ Mỹ, Anh và Trung Quốc cho thấy XEC lây lan nhanh hơn 84 - 110% so với các biến thể phụ Omicron khác, chiếm 10 - 20% số ca nhiễm mới ở một số khu vực.
[2] Các triệu chứng của biến thể Omicron XEC?
Các triệu chứng từ biến thể Omicron XEC gây ra đó là: sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất khứu giác hoặc vị giác, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa.
[3] Biện pháp phòng ngừa biến thể Omicron XEC như thế nào?
Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa biến thể Omicron XEC để tránh bị Covid 19:
- Tiêm vaccine và tiêm liều tăng cường;
- Đeo khẩu trang ở những nơi đông người;
- Rửa tay thường xuyên;
- Duy trì khoảng cách vật lý, cách ly nếu xuất hiện các triệu chứng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Biến thể Omicron XEC là gì? Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa để tránh bị Covid 19 như thế nào? Lưu ý thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Biến thể Omicron XEC là gì? Triệu chứng và biện pháp phòng ngừa để tránh bị Covid 19 như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để nhân viên y tế có thể tham gia hoạt động tiêm chủng là gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định như sau:
Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định
...
3. Nhân sự:
a) Số lượng: Có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có tối thiểu 02 nhân viên có trình độ từ trung cấp chuyên ngành y trở lên, trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.
Theo đó, nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.
Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tiêm chủng
1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
a) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
b) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
c) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
2. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
a) Dừng ngay buổi tiêm chủng;
b) Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
c) Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
...
Như vậy, việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Phải khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng trước khi tiêm chủng. Trong trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
- Phải thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng.
- Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Từ khóa: Biến thể Omicron XEC Triệu chứng Biện pháp phòng ngừa Covid 19 Nhân viên y tế Hoạt động tiêm chủng Omicron XEC
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;