Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang?

Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim.

Đăng bài: 10:00 07/04/2025

Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang?

Dưới đây là Thông tin Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang - đạo diễn Nguyễn Hồng Sến:

Cánh đồng hoang là bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, công chiếu đúng ngày 30/4/1979. Dự án quy tụ một loạt anh tài thời bấy giờ, gồm diễn viên Lâm Tới, Thúy An, nhà văn Nguyễn Quang Sáng (biên kịch) và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc phim).

Phim xoay quanh vợ chồng Ba Đô (NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa (Thúy An) sống cùng con nhỏ trong một căn chòi nhỏ giữa dòng nước ở vùng Đồng Tháp Mười. Họ có nhiệm vụ quan trọng là giữ đường dây liên lạc cho bộ đội. Giữa những trận chiến, họ phải nuôi đứa trẻ cũng như tìm kiếm lương thực.

Bấy giờ, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chứng kiến một kiểu chiến trường đặc biệt là các cánh đồng sông nước, trong đó việc giao liên diễn ra trên xuồng. Những chiến sĩ ở đây không có hầm tránh bom, cũng không thể lẩn trốn vào rừng rậm. Họ sinh hoạt ngay trên xuồng và chỉ có cách lặn để tránh bom đạn kẻ thù.

Quân đội Mỹ xem nơi đây là một mục tiêu quan trọng cần tiêu diệt để dập tắt kháng chiến ở khu vực này. Trực thăng quần thảo trên sông, còn bom đạn không ngớt trút xuống. Trong một trận càn quét, Ba Đô hy sinh dưới làn đạn. Để trả thù cho chồng, Sáu Xoa đuổi theo và cùng đội du kích bắn rơi trực thăng.

Lưu ý: Thông tin Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang? mang tính chất tham khảo!

Xem thêm: Phim Địa đạo Mặt trời trong bóng tối khi nào khởi chiếu?

Xem thêm: Lời bài hát Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Hợp âm bài hát?

Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang?

Nội dung chính của Phim Cánh đồng hoang? (Hình từ Internet)

Phim là gì? Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

[1] Phim là gì?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022, quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
2. Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình.
Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.
...

Theo đó, phim có thể hiểu là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem, bao gồm các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình.

Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế.

[2] Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Điện ảnh 2022, thì quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim gồm:

- Quyền:

+ Sản xuất, hợp tác sản xuất phim; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Tham gia sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Tham gia liên hoan phim, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim, tuần phim.

- Nghĩa vụ:

+ Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;

+ Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;

+ Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;

+ Tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nhà nước có những chính sách như thế nào để phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh?

Theo Điều 5 Luật Điện ảnh 2022, thì để phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh, nhà nước đã quy định những chính sách sau:

[1] Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực, thực hiện các biện pháp bảo đảm môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, phát triển thị trường điện ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

[2] Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

- Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;

- Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;

- Tổ chức liên hoan phim quốc gia, liên hoan phim quốc tế, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, chương trình phim, tuần phim tại Việt Nam; giải thưởng phim và cuộc thi phim cấp quốc gia, quốc tế; liên hoan phim, chương trình phim, tuần phim Việt Nam tại nước ngoài;

- Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;

- Phát triển hoạt động lý luận, phê bình điện ảnh; tuyên truyền, giới thiệu, định hướng thẩm mỹ điện ảnh;

- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh;

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia;

- Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật, trường quay phục vụ sản xuất, phát hành, phổ biến, lưu chiểu và lưu trữ phim;

- Xây dựng hệ thống hạ tầng thống kê, cơ sở dữ liệu ngành điện ảnh.

[3] Nhà nước có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và đất đai đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh theo quy định của pháp luật.

[4] Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 và các hoạt động sau đây:

- Sản xuất, phát hành và phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ kỹ thuật số để phát triển điện ảnh;

- Cung cấp dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo lãnh, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm bảo hiểm để phát triển điện ảnh;

- Tài trợ, hiến tặng cho hoạt động điện ảnh và quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do tổ chức, cá nhân thành lập.

[5] Chính phủ quy định chi tiết điểm d và điểm e khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022.

9 Nguyễn Thị Hồng Phấn

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...