Drill là gì? Một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do có ý nghĩa gì?
Drill? Một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do? Quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc trước công chúng? Tác giả của tác phẩm âm nhạc có được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm?
Drill là gì? Một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do có ý nghĩa gì?
Đầu tiên, Drill là gì?
Drill trong tiếng Anh thông thường nghĩa là mũi khoan hoặc máy khoan.
Thực tế, trong nền sản xuất âm nhạc, drill trong rap là việc trả đủa, hoặc đánh nhau (rapdiss) lẫn nhau mang tính ẩn dụ trong bài hát.
Mặt khác, nội dung drill trong rap còn có nghĩa là những vấn đề trong đời sống mà rapper đã trải qua, các khó khăn và cực khổ họ đã nếm trải phản ánh chân thực trong bài hát.
Tiếp theo, một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do có ý nghĩa gì?
Tuần qua, hàng loạt rapper đồng loạt tung ra nhiều sản phẩm âm nhạc với tên bài hát có từ "drill".
Thực chất, các bài hát này bắt nguồn từ một bài hát của Trung Quốc mà tên là Tháp rơi tự do, một bản nhạc đang hết sức viral tại thị trường Trung Quốc và lan rộng san nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Thực chất, các rapper Việt Nam đang mong muốn tạo một làn sóng từ bài hát, tranh thủ sự ảnh hưởng của bài hát gốc và sáng tạo theo các thiên hướng cá nhân.
Hiện nay, chưa xác định được rapper Việt Nam nào là người bắt nguồn cho việc biến tấu lại bài hát Tháp rơi tự do tại Việt Nam.
Một số bài hát đang gây sốt cho công đồng mạng như:
(1) Tháp drill tự do.
(2) Tháp trap tự do.
(3) Trap girl tự do.
(4) Vũ trụ tháp rơi.
Trên là thông tin Drill là gì và một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do có ý nghĩa gì.
>> Lời bài hát thap drill tu do - hazelinho chi tiết?
>> Lyrics Tháp Drill tự do - MCK?
Drill là gì? Một số tên bài hát từ bài Tháp rơi tự do có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc trước công chúng quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
...
2. Đối với tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ: Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
...
Theo đó, đối với tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì:
Quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc trước công chúng là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự.
Tác giả của tác phẩm âm nhạc có được chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm không?
Căn cứ Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo đó, tác giả của tác phẩm âm nhạc không được chuyển nhượng các quyền nhân thân, nhưng được phép chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm âm nhạc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];