Lyrics Tháp Drill tự do - MCK?
Lời bài hát Tháp Drill tự do - MCK. Cách chia nhuận bút tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời.
Lyrics Tháp Drill tự do - MCK?
Dưới đây là Lyrics Tháp Drill tự do - MCK:
Giờ đây anh chẳng còn muốn viết thêm tình ca Cảm xúc đã quá ứ đọng anh chẳng thể nói ra Chẳng còn nhòe đi mắt ướt Chẳng buồn như lúc trước Thời gian trôi qua thấm thoát khiến lá thay màu sắc (xóa hết ký ức đôi ta) Baby buông tay anh rời xa giờ anh thấy tự do Héo úa bao nhiều thời gian ngước mắt lên nhìn cung đàn Như cơn mưa mùa đông chợt ghé qua Cứ coi anh gột sạch rồi trôi xa Con tim bình yên vấn vương nơi em nhiều Giờ anh là cánh chim bay chơi vơi tìm nơi chốn Cũng chẳng thể vội vàng xóa nhòa đi Chờ kịch tàn hạ màn anh sẽ đi Con tim không nghe lời lý trí Biết trước đến lúc lụi tàn Mắt đầm mi cuồng si Em đi bước qua cuộc đời Thôi Lời em nói còn lại nơi này... |
Lưu ý: Thông tin Lyrics Tháp Drill tự do - MCK? chỉ mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Bản dịch Lời bài hát Tháp rơi tự do?
Xem thêm: Lời bài hát Như Cách Anh Đã Từng Thôi - HURRYKNG?
Lyrics Tháp Drill tự do - MCK? (Hình từ Internet)
Tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì nhuận bút được chia như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
3. Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
4. Trường hợp chuyển thể kịch bản văn học sang ngôn ngữ lời ca đối với loại hình nghệ thuật kịch hát như nhạc kịch (Opera, Operet), thanh xướng kịch (Oratorio) và các thể loại tương tự thì tác giả chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
...
Như vậy, trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
Tiền nhuận bút có phải thu nhập chịu thuế TNCN không?
Theo điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là thu nhập mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, gồm những khoản cụ thể sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
....
Theo đó, tiền nhuận bút khi tác giả được chi trả thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
Công thức tính thuế TNCN hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC (có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
2. Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
...
3. Cách tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
...
Theo đó, tính thuế TNCN 2025 từ tiền lương theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân - Các khoản giảm trừ.
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế.
- Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];