Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thư ký nghiệp vụ công chứng, bước khởi đầu cho một chặng đường chông gai
Thư ký nghiệp vụ công chứng là một vị trí công việc quan trọng trong Văn phòng Công chứng hoặc Phòng công chứng. Tuy là vị trí công việc ưu tiên dành cho những sinh viên Luật mới ra trường, những người ít kinh nghiệm, nhưng đó lại là môt vị trí quan trọng hang đầu trong các tổ chức hành nghề.
>> Công việc chính của một Công chứng viên
>> Tốt nghiệp trường Luật rồi làm gì: Làm công chứng viên?
Thư ký nghiệp vụ công chứng, khi nghe đến tên vị trí công việc chắc hẳn ai cũng hình dung được phần nào vai trò, nhiệm vụ của vị trí này. Thư ký có vai trò giúp việc, thư ký nghiệp vụ công chứng được hiểu là người có vai trò giúp, thực hiện các công việc pháp lý liên quan đến nghiệp vụ công chứng cho Công chứng viên.
Tiêu chuẩn để có thể làm việc tại với vị trí thư ký nghiệp vụ công chứng là gì?
Là công việc trong ngành Luật, để làm việc được ở vị trí này, ứng viên phải đáp ứng được một số điều kiện, tiêu chuẩn sau:
Tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Luật.
Đây là điều kiện tiên quyết, bởi có kiến thức nền về mặt pháp lý mới có thể hoàn thành công việc theo yêu cầu của Công chứng viên và khách hàng.
Có đam mê, mục tiêu trở thành Công chứng viên.
Đây không phải là điều kiện bắt buộc, bởi một Cử nhân Luật có thể làm công viêc này với định hướng hoặc mục tiêu ngắn hạn hơn, vì thu nhập, vì trải nghiệm chứ chưa chắc là vị mục tiêu trở thành Công chứng viên. Tuy nhiên, với những người có mục tiêu trở thành Công chứng viên, thì đây lại là lựa chọn ưu tiên vì ở vị trí này họ được học, được trải qua những kinh nghiệm thực tế quý báu để tích luỹ cho bản thân.
Trẻ tuổi, có sự xông xáo, nhiệt huyết.
Với vị trí, vai trò giúp việc cho Công chứng viên, người thư ký nghiệp vụ thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, không chỉ trong phạm vi văn phòng mà còn ở những nơi khách hàng hẹn trước. Với yêu cầu công việc đôi khi có sự di chuyển nhiều, những người trẻ tuổi, có nhiệt huyết sẽ dễ dàng thích ứng hơn.
Hình từ Internet
Thư ký nghiệp vụ công chứng lương cao không?
Câu trả lời là “tuỳ thuộc vào năng lực và một chút sự may mắn”. Riêng đặc thù với nghề Công chứng, cụ thể với vị trí thư ký nghiệp vụ thường mức “lương cứng” sẽ không cao, dao động từ 6 – 8 triệu. Có thể cao hơn nếu kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên thông thường mức lương với vị trí này không quá 12 triệu/tháng.
Không giống như vị trí trợ lý Luật sư, với đặc thù các vụ việc, vụ án thường kéo dài, nên việc thưởng, hoa hồng trên hồ sơ đối với vị trí trợ lý Luật sư không thường xuyên và đều đặn. Còn với đặc thù công việc của thư ký nghiệp vụ Công chứng, việc thực hiện dịch vụ cho khách hàng, và các dịch vụ thực hiện tương đối nhanh nên các mức thưởng, hoa hồng trên hồ sơ được xem là một nguồn thu nhập chính của vị trí Thư ký nghiệp vụ công chứng. Với khoản thu nhập này thì nó phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực bản thân của người Thư ký nghiệp vụ.
Tìm việc làm với vị trí thư ký nghiệp vụ công chứng ở đâu?
Với nhiều nguồn tuyển dụng khác nhau, ứng viên có thể có nhiều lựa chọn. Thông thường, các văn phòng công chứng với kinh phí tuyển dụng không nhiều sẽ tận dụng những nguồn tuyển dụng miễn phí như tuyển dụng nội bộ, đăng tuyển dụng lên website riêng, đăng tuyển dụng trên các trang mạng xã hội về ngành Luật.
Đặc biệt, NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT cũng là nơi tập hợp các tin đăng tuyển dụng thư ký nghiệp vụ công chứng, các ngành nghề liên quan đến nghiệp vụ Công chứng rất đầy đủ trên phạm vi cả nước. Các bạn ứng viên có thểm tìm kiếm việc làm chi tiết tại link dưới đây:
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thư ký thừa phát lại cần những kỹ năng gì cho công việc và sự phát triển của nghề nghiệp này hiện tại như thế nào?
Trong bảo vệ quyền lợi pháp lý vi bằng thừa phát lại có vai trò gì? Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng vi bằng trong các tranh chấp pháp lý?
Thừa phát lại có vai trò quan trọng như thế nào? Vai trò của thừa phát lại cụ thể như thế nào trong việc thực hiện công lý?
Tại sao vi bằng thừa phát lại lại có vai trò quan trọng trong pháp luật? Vai trò của vi bằng thừa phát lại trong cuộc sống và pháp lý là gì?