Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Trước ngày 30/6: Thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025, cụ thể ra sao?
Trước ngày 30/6: Thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025, cụ thể ra sao? Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp?
Trước ngày 30/6: Thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025, cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025 như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
1. Căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh cùng thực hiện sắp xếp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có:
a) Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh;
b) Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này;
c) Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
d) 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sắp xếp (cơ quan phối hợp) gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
5. Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh do địa phương chuẩn bị, tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
6. Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30 tháng 5 năm 2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
7. Hồ sơ đề án phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30 tháng 6 năm 2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Theo đó, Quốc hội phải tiến hành xem xét, thông qua đề án sáp nhập tỉnh trước ngày 30 tháng 6 năm 2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Trên là thông tin trước ngày 30/6: Thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025.
Xem chi tiết Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15: Tại đây
>> Nghị quyết 76 năm 2025 Chế độ chính sách đặc thù sau sáp nhập tỉnh, xã 2025?
Trước ngày 30/6: Thông qua đề án sáp nhập tỉnh 2025, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh hình thành sau sắp xếp cần cơ bản đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như sau:
+ Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
+ Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
+ Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];