Chính thức thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ?

Chính thức thu hồi hiệu lực công bố danh sách 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ? Có bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm khi kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?

Đăng bài: 18:45 21/05/2025

Chính thức thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ?

Sáng 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, cơ quan này vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Dưới đây là Danh sách sản phẩm 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã bị thu hồi hiệu lực công bố:

STT Tên sản phẩm Số Giấy tiếp nhận Ngày cấp
1 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ MELATONIN B6 7203/2018/ĐKSP 07/11/2018
2 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Men vi sinh dạng nước Enterbacillus 6568/2018/ĐKSP 02/10/2018
3 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BIOLAC PLUS 9188/2018/ĐKSP 20/11/2018
4 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Cốm vi sinh BIOLAC PLUS 9189/2018/ĐKSP 20/11/2018
5 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BIOLAC FORT 8173/2019/ĐKSP 27/06/2019
6 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ VIFA ALPHA 8183/2019/ĐKSP 27/06/2019
7 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NEOTUBE 3121/2019/ĐKSP 28/03/2019
8 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ BIO HEALTH 4042/2019/ĐKSP 18/04/2019
9 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ EUREKA BACILLUS 5431/2021/ĐKSP 16/06/2021
10 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ EUREKA PROANTIBIOPLUS 4666/2021/ĐKSP 27/05/2021
11 thực phẩm bảo vệ sức khỏe CHOCODIET 3198/2021/ĐKSP 09/4/2021
12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe SADI SLIM PLUS 8397/2020/ĐKSP 31/8/2020

Ngoài thông tin Chính thức thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ? thì còn có thể tham khảo thêm các thông tin khác dưới đây:

>>> Bộ Y tế cảnh báo 02 thực phẩm cho trẻ em bị nghi là giả?

>>> Tình tiết giảm nhẹ đối với hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng?

Chính thức thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ?

Chính thức thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm khi kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?

Tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì phải đăng ký bản công bố sản phẩm.

Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc đăng ký bản công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự sau:

[1] Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

- Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

- Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;

- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.

[2] Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

[3] Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

[4] Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

[5] Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

[6] Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Từ khóa: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Thu hồi hiệu lực công bố 12 thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Thu hồi hiệu lực công bố Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố Đăng ký bản công bố sản phẩm Kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dịch vụ công trực tuyến Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm Thẩm định hồ sơ

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...