Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Ngành Truyền thông báo chí là gì?
Ngành Truyền thông báo chí là gì? Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định như thế nào?
Ngành Truyền thông báo chí là gì?
Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngành Truyền thông báo chí là gì:
(1) Ngành Truyền thông báo chí là gì?
- Truyền thông báo chí là một mảng nhỏ thuộc ngành truyền thông. Ngành truyền thông báo chí nghiên cứu và làm những việc liên quan đến thu thập, xử lý và truyền tải thông tin tới công chúng. Các hoạt động thuộc ngành này bao gồm: viết báo, xuất bản sách, sản xuất phim, phát sóng truyền hình – radio, quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông kỹ thuật số,…
(2) Mục tiêu của ngành Truyền thông báo chí?
- Mục tiêu của ngành truyền thông báo chí là tạo, phân phối thông tin nhằm truyền tải các tin tức, ý kiến, ý tưởng, giá trị từ các cá nhân, tổ chức và các nguồn khác đến công chúng. Ngành không chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, mà còn đảm bảo thông tin đó được trình bày một cách dễ hiểu, có tác động tích cực đến xã hội. Điều này bao gồm việc giáo dục, định hướng dư luận, tạo ra diễn đàn cho các cuộc thảo luận công khai, góp phần vào sự phát triển của xã hội thông qua việc cung cấp các thông tin đa chiều và khách quan.
(3) Ngành Truyền thông báo chí đào tạo gì?
- Ngành truyền thông báo chí cung cấp một chương trình đào tạo đa dạng, bao gồm ba khối kiến thức chính: khối đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối chuyên ngành.
+ Khối đại cương bao gồm những môn học như logic học đại học, kinh tế học đại cương, lịch sử văn minh thế giới, pháp luật đại cương, triết học Mác Lênin,…
+ Khối kiến thức cơ sở ngành giúp bạn hiểu về pháp luật và đạo đức báo chí, truyền thông báo chí đại cương, tâm lý học giao tiếp, khoa học quản lý đại cương,…
+ Khối kiến thức chuyên ngành sẽ giúp bạn nắm vững kỹ năng viết cho báo điện tử, phát thanh, truyền hình, sản xuất ấn phẩm in, quảng cáo và truyền thông xã hội. Bạn sẽ học cách nắm bắt tin tức, phân tích, biên tập thông tin, xây dựng nội dung truyền thông sáng tạo, hiệu quả; cùng với kỹ năng làm việc với các công nghệ và công cụ truyền thông mới nhất.
(4) Ngành Truyền thông báo chí có được ưa chuộng?
- Ngành Truyền thông Báo chí rất được ưa chuộng và có nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội như hiện nay. Các công việc trong lĩnh vực này rất đa dạng, bao gồm phóng viên, biên tập viên, nhà sản xuất nội dung, chuyên viên truyền thông, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh lớn, đòi hỏi người học phải có kỹ năng chuyên môn vững vàng cùng khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và xu hướng truyền thông.
(5) Cơ hội việc làm khi học Truyền thông báo chí?
-Với sự phổ biến ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ngành truyền thông báo chí đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ.
- Việc sở hữu kỹ năng truyền thông và khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt: Học truyền thông báo chí mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và cho phép bạn tham gia vào lĩnh vực truyền thông đa dạng và phát triển.
- Dưới đây là một số công việc và vai trò mà bạn có thể theo đuổi sau khi học truyền thông báo chí:
+ Nhà báo
Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, bạn có thể trở thành nhà báo cho các tờ báo, tạp chí, truyền hình, radio hoặc trang web. Công việc của một nhà báo bao gồm tìm hiểu, viết và đưa tin về các sự kiện, vấn đề xã hội, chính trị, kinh doanh, văn hóa, thể thao,…
+ Biên tập viên
- Biên tập viên là một vị trí việc làm khác dành cho các bạn trẻ tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí. Theo đó, bạn có thể trở thành biên tập viên làm việc cho các tờ báo, tạp chí, truyền hình hoặc trang web. Nhiệm vụ của bạn là chỉnh sửa, sắp xếp và xuất bản nội dung. Vai trò này yêu cầu khả năng phân tích, sắp xếp thông tin, kiểm tra và chỉnh sửa bài viết.
+ Phóng viên
Nhiều Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn Cho Sinh Viên Truyền Thông Báo Chí Phóng viên là một công việc khác mà bạn có thể theo đuổi sau khi học truyền thông báo chí. Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm điều tra, thu thập thông tin và tường thuật trực tiếp các sự kiện, cuộc phỏng vấn, tin tức. Phóng viên thường làm việc tại hiện trường để báo cáo và truyền tải thông tin nhanh chóng.
+ Editor
Khi học ngành truyền thông báo chí, bạn cũng sẽ được đào tạo về chỉnh sửa âm thanh và video vì vậy bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Editor. Nhiệm vụ của Editor là tạo và chỉnh sửa các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, bao gồm video, âm thanh, phim tài liệu, các chương trình truyền hình,… Để làm công việc này, bạn cần thành thạo kỹ thuật chỉnh sửa, dựng phim, làm phim và thu âm.
+ Social Media nhân viên
Social Media chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các kênh truyền thông xã hội cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Công việc này đòi hỏi hiểu biết về các nền tảng truyền thông xã hội; kỹ năng viết, sáng tạo nội dung và khả năng tương tác quản lý cộng đồng.
+ Quan hệ công chúng (Public Relations – PR)
Nhân viên quan hệ công chúng có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Bạn sẽ viết bài báo, quản lý sự kiện và xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.
+ Tiếp thị và Quảng cáo
Truyền thông báo chí cung cấp kiến thức về xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả. Do đó, bạn có thể làm việc trong các công ty tiếp thị, công ty quảng cáo hoặc các đơn vị truyền thông để triển khai các chiến dịch Marketing, tạo ra nội dung quảng cáo và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
+ Giáo dục và Đào tạo
Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông báo chí, bạn có thể trở thành giảng viên truyền thông báo chí hoặc giảng dạy các khóa học liên quan đến truyền thông, báo chí và quan hệ công chúng. Bạn có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình với những người muốn học về lĩnh vực này.
+ Nghiên cứu truyền thông
Bạn cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu về truyền thông, báo chí và quan hệ công chúng. Bạn có thể làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức hợp tác để nghiên cứu, phân tích xu hướng truyền thông, ảnh hưởng của truyền thông đến xã hội và phát triển các phương pháp truyền thông mới.
+ Công việc tự do
Ngoài ra, ngành truyền thông báo chí cũng cung cấp cơ hội làm việc tự do và khám phá sự sáng tạo của riêng bạn. Bạn có thể trở thành một nhà báo tự do, nhà văn, blogger hoặc sáng tạo nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội.
(6) Tố chất cần có để thành công trong lĩnh vực Truyền thông báo chí?
- Để thành công trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn cần sở hữu một số tố chất quan trọng như:
+ Sự Đam Mê Và Tò Mò
Để thành công trong ngành truyền thông báo chí, bạn cần có đam mê và tò mò về việc tìm hiểu, khám phá và truyền tải thông tin. Sự đam mê sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục học hỏi và nỗ lực để đạt được thành công trong lĩnh vực này.
+ Kỹ Năng Viết Và Giao Tiếp
Kỹ năng viết là một yếu tố quan trọng trong ngành truyền thông báo chí. Bạn cần có khả năng viết một cách rõ ràng, logic và hấp dẫn để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng để có thể tương tác và làm việc với các đối tác, khách hàng và công chúng.
+ Khả Năng Nắm Bắt Thông Tin
Muốn Thành Công Trong Lĩnh Vực Truyền Thông Báo Chí, Bạn Cần Có Khả Năng Nắm Bắt Thông Tin Tốt Ngành truyền thông báo chí yêu cầu bạn có khả năng nắm bắt thông tin nhanh chóng và hiểu rõ vấn đề. Bạn cần có khả năng phân tích, tổ chức và tóm tắt thông tin một cách chính xác, ngắn gọn.
+ Tư Duy Sáng Tạo
Sự sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nội dung và chiến lược truyền thông độc đáo, thu hút. Bạn cần có khả năng tư duy sáng tạo để đưa ra các ý tưởng mới, phát triển nội dung độc đáo và tạo ra các chiến dịch truyền thông hiệu quả.
+ Kiến Thức Về Truyền Thông
Để thành công trong lĩnh vực truyền thông báo chí, bạn cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Bạn cần hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của truyền thông, quy trình làm việc trong ngành và các xu hướng mới.
+ Kỹ Năng Quản Lý
Thời Gian Ngành truyền thông báo chí thường yêu cầu bạn làm việc theo lịch trình chặt chẽ và đối mặt với nhiều deadline. Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn.
+ Sự Linh Hoạt Và Khả Năng Thích Ứng
Ngành truyền thông báo chí là một lĩnh vực nhanh chóng thay đổi. Do đó, nó đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng với các xu hướng mới, công nghệ tiên tiến và thay đổi trong hành vi truyền thông của công chúng. Bạn cần sẵn sàng thích nghi và học hỏi để không bị tụt hậu.
+ Kỹ Năng Đa Phương Tiện
Trong thời đại số hóa, truyền thông báo chí không chỉ xoay quanh việc viết và đọc báo mà còn liên quan đến nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như hình ảnh, âm thanh, video, mạng xã hội và podcast. Sở hữu kỹ năng đa phương tiện sẽ giúp bạn tạo ra nội dung đa dạng và phù hợp với nền tảng truyền thông khác nhau.
+ Kiên Nhẫn
Trong quá trình thu thập thông tin, phỏng vấn, viết bài và xây dựng mối quan hệ, thường có những thách thức và trở ngại xuất hiện. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, hoàn thành công việc và đạt được kết quả tốt.
+ Đạo Đức Nghề Nghiệp
Ngành truyền thông báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin chính xác, minh bạch và đáng tin cậy cho công chúng. Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu để xây dựng lòng tin và danh tiếng trong ngành. Bạn cần luôn tuân thủ các nguyên tắc và quy định đạo đức trong công việc của mình.
(7) Trường đào tạo ngành Truyền thông báo chí uy tín, chất Lượng?
- Hiện nay, một số trường đại học danh tiếng tại Việt Nam đào tạo ngành truyền thông báo chí mà bạn có thể lựa chọn theo học như:
Trường |
Tổ hợp xét tuyển |
Điểm chuẩn 2024 |
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn |
D01, D78, C00, A01 |
25.51 – 29.03 |
Học viện Báo chí – Tuyên truyền |
D01, D72, D78 |
35,13 – 37,21 |
Đại học Văn Hóa Hà Nội |
C00, D01, C09, D14, D15, C19 |
27,54 – 28,9 |
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông |
A00; A01; D01 |
25.29 |
Đại học Khoa học – Đại học Huế |
A00; A01; D01 |
18 |
(8) Ngành Truyền thông báo chí thi khối gì?
- Tùy theo từng trường đại học và chương trình đào tạo, tổ hợp môn thi xét tuyển ngành truyền thông báo chí có thể khác nhau. Dưới đây là một số khối thi phổ biến của ngành:
+ Khối C00: Văn, Lịch sử, Địa lý
+ Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
+ Khối A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
+ Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
Lưu ý: Thông tin về Ngành Truyền thông báo chí là gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngành Truyền thông báo chí là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo?
Căn cứ theo Điều 26 Luật Báo chí 2016, thì đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo bao gồm:
[1] Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
[2] Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
[3] Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
[4] Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
[5] Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.
[6] Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:
- Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;
-Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
- Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.
Nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Báo chí 2016, thì nhiệm vụ và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí được quy định như sau:
[1] Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
[2] Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
[3] Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
[4] Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
[5] Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
[6] Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];