Trợ giảng trực tuyến: Công việc linh hoạt cho sinh viên và freelancer?
Công việc linh hoạt cho sinh viên và freelancer mang tên trợ giảng trực tuyến? Cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì để trở thành một viên chức trợ giảng trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Trợ giảng trực tuyến: Công việc linh hoạt cho sinh viên và freelancer?
Trợ giảng trực tuyến là người hỗ trợ cho các giảng viên hoặc được đứng lớp bổ trợ các nội dung chuyên môn, hướng dẫn các sinh viên làm bài tập và giải đáp các thắc mắc, phân bổ lịch học hợp lý trên các nền tảng học tập trực tuyến.
Trong trường hợp không thuộc nhóm trợ giảng của trường công lập thì không bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về yêu cầu bằng cấp chuyên môn cao, mà chỉ cần nắm vững các môn học được giảng dạy, nắm vững kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng giao tiếp.
Đối với trợ giảng tực tuyến có nhiều lợi ích đặc biệt là sau bối cảnh của đại dịch COVID 19, công việc này cho phép trợ giảng làm việc linh hoạt, không cần phải di chuyển đến địa điểm giảng dạy tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. Làm việc được trong nhiều hoàn cảnh và chỉ cần có dụng cụ làm việc.
Ngoài ra, trợ giảng trực tuyến cũng có thể sử dụng nó làm một công cụ để xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo độ uy tín chuyên môn và sử dụng việc có thương hiệu cá nhân để tăng mức độ phủ, tăng thu nhập, dễ xin học bổng và các công việc sau này.
Công việc này thường có mức thu nhập tùy thuộc vào giờ giảng dạy hoặc làm các công việc theo tính chất khóa học, cụ thể:
- Trợ giảng trực tuyến làm việc tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục số có thể được chi trả từ 100-300 nghìn đồng/giờ dạy.
- Trợ giảng trực tuyến nhận các dự án hoặc các khóa dạy freelance, bán thời gian thì có mức thu nhập từ 3-6 triệu đồng/khóa học.
- Ngoài ra, trợ giảng trực tuyến có thể nhận thêm mức thu nhập từ các nguồn khác khi biết vận dụng để xây dựng thương hiệu cá nhân, mức thu nhập khoảng 10-20 triệu đồng tùy thuộc vào kinh nghiệm và độ phủ sóng.
Tóm lại, trợ giảng là một con đường phát triển mà bất kỳ ai cũng có thể thử sức, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian,...
Trên là thông tin trợ giảng trực tuyến: Công việc linh hoạt cho sinh viên và freelancer.
>> Năm 2025, tiêu chuẩn chức danh trợ giảng là gì?
>> Điều kiện để giảng viên hạng 3 thăng hạng làm giảng viên chính hạng 2 là gì?
Trợ giảng trực tuyến: Công việc linh hoạt cho sinh viên và freelancer? (Hình từ Internet)
Cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì để trở thành một viên chức trợ giảng trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì để trở thành một viên chức trợ giảng trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Như vậy, để trở thành viên chức trợ giảng trong đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
[1] Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
[2] Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng 3).
Từ khóa: Trợ giảng trực tuyến Trợ giảng Viên chức trợ giảng Trợ giảng trong đơn vị sự nghiệp công lập Trở thành một viên chức trợ giảng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;