Phiên dịch tiếng Trung là nghề gì? Những yêu cầu cần có để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung?
Tìm hiểu về ngành Phiên dịch tiếng Trung - Cơ hội để trở trở thành phiên dịch viên?
Nghề phiên dịch tiếng Trung là gì?
Phiên dịch tiếng Trung là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Trung sang tiết Việt, hoặc từ tiếng Trung sang ngôn ngữ khác và ngược lại một cách trực tiếp tại thời điểm giao tiếp.
Người phiên dịch không chỉ đơn thuần chuyển đổi câu chữ mà còn đảm bảo việc truyền tải đúng ngữ cảnh, ý nghĩa và sắc thái của người nói.
Công việc của một người phiên dịch tiếng Trung bao gồm:
- Phiên dịch trực tiếp trong các cuộc họp, hội thảo, đàm phán, phỏng vấn, sự kiện...
- Phiên dịch tháp tùng là việc hỗ trợ đoàn khách, đối tác trong các chuyến công tác, tham quan.
- Phiên dịch qua điện thoại/video call.
- Biên dịch tài liệu, hồ sơ.
- Hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty khi có nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Trung.
Thách thức và khó khăn của nghề phiên dịch tiếng Trung:
- Áp lực cao: Trong các sự kiện quan trọng, phiên dịch viên phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và truyền tải thông tin một cách trôi chảy dưới áp lực thời gian.
- Yêu cầu kiến thức: Ngoài tiếng Trung cần phải có kiến thức nền tảng về nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tính chất công việc linh hoạt và không ổn định: Đối với phiên dịch tự do, lịch trình làm việc có thể thay đổi liên tục và thu nhập có thể không đều đặn.
- Cạnh tranh cao: Số lượng người học tiếng Trung ngày một tăng, dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường lao động.
- Vấn đề văn hóa: Sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có thể gây ra những hiểu lầm trong quá trình giao tiếp. Phiên dịch viên cần nhạy bén và có khả năng xử lý tình huống bất ngờ.
Phiên dịch tiếng Trung là nghề gì? Những yêu cầu cần có để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung? (Hình từ Internet)
Những yêu cầu cần có để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung?
Những yêu cầu cần có để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung:
- Khả năng tiếng Trung: nghe, nói, đọc, viết, nắm vững ngữ pháp, từ vựng phong phú, phát âm chuẩn, giọng nói rõ ràng, truyền cảm.
- Khả năng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác tốt để diễn đạt trôi chảy, tự nhiên.
- Các kỹ năng mềm hỗ trợ:
+ Giao tiếp.
+ Lắng nghe.
+ Ghi nhớ tốt.
+ Phản xạ nhanh.
+ Tự tin.
+ Kiến thức văn hóa - xã hội để tránh hiểu lầm trong giao tiếp.
+ Khả năng làm việc dưới áp lực.
+ Tinh thần học hỏi.
- Bằng cấp và chứng chỉ: Tùy yêu cầu của nhà tuyển dụng mà có thể chỉ cần tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Trung tại các trường cao đẳng, đại học, chứng chỉ HSK (Hanyu Shuiping KaoShi) từ cấp 3 trở lên, HSK5 và HSK6 thường được ưu tiên.
Một số vị trí có thể yêu cầu thêm các chứng chỉ liên quan đến nghiệp vụ phiên dịch.
Cơ hội nghề nghiệp cho phiên dịch viên tiếng Trung:
- Doanh nghiệp: Các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương mại, logistics,...
- Tổ chức: Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có hợp tác quốc tế với Trung Quốc.
- Giáo dục: Các trường học, trung tâm ngoại ngữ.
- Du lịch: Các công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch.
- Truyền thông giải trí: Các đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản, công ty sản xuất phim ảnh,...
- Phiên dịch tự do: Làm việc độc lập cho nhiều khách hàng khác nhau.
Tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh người phiên dịch cấp 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983, quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh người phiên dịch cấp 1 như sau:
1. Chức trách:
Làm 4 nhiệm vụ của người phiên dịch: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:
- Dịch ngược và xuôi những tài liệu, văn kiện và sách báo thuộc lĩnh vực công tác của mình, bảo đảm đúng nội dung, dễ hiểu.
- Nghe và dịch nói được trong các buổi tiếp xúc, làm việc thuộc lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, bảo đảm người nghe dễ hiểu.
- Bám sát nội dung của nguyên bản và người nói.
- Giữ bí mật của ngành.
2. Phải biết:
- Những vấn đề cơ bản và nhiều từ tiếng nước ngoài thuộc chuyên môn ngành mình phụ trách, và một số từ thuộc lĩnh vực chuyên môn khác trong ngành.
- Những chủ trương chính sách của ngành.
- Một số thủ tục lễ tân, lãnh sự, báo chí.
- Phong tục tập quán của nước, ngành mình quan hệ.
3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:
Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (nếu không có bằng đại học ngoại ngữ phải kiểm tra và đạt trình độ đại học ngoại ngữ).
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];