PD là nghề gì? Làm những gì? Ai có thể làm nghề PD? Những cách nào để trở thành PD chuyên nghiệp?
Tìm hiểu về nội dung PD là nghề gì? Làm những gì? Ai có thể làm nghề PD? Những cách nào để trở thành PD chuyên nghiệp?
PD là nghề gì? Làm những gì? Ai có thể làm nghề PD?
PD là nghề gì? để trả lời câu hỏi này, trước tiên PD là viết tắt của từ Producer hoặc Production Director một chức danh chỉ những người phụ trách sản xuất nội dung, thường xuất hiện trong lĩnh vực truyền hình, điện ảnh, âm nhạc, sự kiện, quảng cáo và có thể trên các nền tảng xã hội.
Vậy PD là nghề gì? thì người làm nghề PD không chỉ là người sáng tạo mà còn là người quản lý toàn diện dự án, đảm bảo mọi khâu diễn ra đúng kế hoạch, ngân sách và chất lượng.
Những việc người làm nghề PD phải làm:
- Tham gia xây dựng ý tưởng chương trình, phát triển kịch bản phù hợp với mục tiêu và đối tượng khán giả.
- Điều phối các bộ phận như quay phim, dựng phim, ánh sáng, âm thanh, hậu kỳ... để dự án vận hành trơn tru.
- Tuyển chọn đạo diễn, biên kịch, diễn viên, kỹ thuật viên phù hợp cho từng dự án.
- Giám sát tiến độ và ngân sách: PD đảm bảo tiến độ thực hiện đúng hạn, quản lý chi phí hiệu quả để không vượt ngân sách.
- Kiểm duyệt nội dung, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm cuối cùng trước khi phát sóng hoặc trình chiếu.
- Là cầu nối giữa nhà sản xuất, nhà đầu tư và các bên liên quan trong quá trình làm việc.
Những người có thể làm nghề PD bao gồm:
- Người có đam mê, yêu thích lĩnh vực truyền hình, phim ảnh, sự kiện.
- Người có khả năng sáng tạo, tư duy tốt, biết lên kế hoạch và tổ chức công việc.
- Kỹ năng giao tiếp và quản lý nhóm tốt, có khả năng phối hợp đa bộ phận.
- Người chịu được áp lực công việc, linh hoạt xử lý tình huống.
- Có kiến thức chuyên môn về sản xuất truyền hình, kỹ thuật quay dựng hoặc được đào tạo bài bản trong ngành truyền thông, điện ảnh.
Những cách nào để trở thành PD chuyên nghiệp?
(1) Học tập các nền tảng chuyên môn liên quan
Để trở thành một PD chuyên nghiệp, nên bắt đầu bằng việc học các ngành truyền thông, báo chí, điện ảnh, đạo diễn, marketing hoặc truyền hình. Những ngành này sẽ cung cấp nền tảng kiến thức cần thiết để hiểu cách vận hành một sản phẩm truyền thông từ khâu lên ý tưởng đến khi phát hành.
(2) Làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm
Không gì giúp phát triển nhanh bằng việc tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế. Những công việc như trợ lý đạo diễn, quay phim, biên tập viên là cơ hội tuyệt vời để học hỏi và làm quen với quy trình sản xuất nội dung chuyên nghiệp.
(3) Tự sản xuất nội dung để rèn luyện
Có thể tự tạo ra các sản phẩm nội dung của riêng mình, hãy bắt đầu bằng việc làm video YouTube, vlog, phim ngắn. Dù ban đầu sản phẩm còn đơn giản, nhưng nó sẽ giúp luyện tư duy sáng tạo, cách tổ chức sản xuất, và dần dần tạo dựng danh tiếng cá nhân trong ngành.
(4) Phát triển các kỹ năng thiết yếu của một PD
Làm nghề PD không chỉ cần sáng tạo mà còn phải giỏi tổ chức, quản lý và giao tiếp, nên rèn luyện khả năng viết kịch bản, xây dựng concept chương trình, lập kế hoạch sản xuất, quản lý thời gian và ngân sách. Đồng thời, PD cũng phải biết phối hợp tốt với nhiều bộ phận khác nhau như đạo diễn, diễn viên, quay phim, kỹ thuật viên… nên kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng.
(5) Theo dõi xu hướng và liên tục cập nhật kiến thức
Nội dung truyền thông thay đổi từng ngày, vì vậy một PD giỏi phải luôn cập nhật xu hướng mới. Hãy thường xuyên xem các chương trình đình đám, học hỏi cách họ tổ chức và sáng tạo. Ngoài ra, có thể tham gia các khóa học online về sản xuất nội dung, truyền thông đa phương tiện hoặc các lớp đạo diễn, biên kịch ngắn hạn để nâng cao kỹ năng.
(6) Dám thử thách và theo đuổi đam mê đến cùng
Cuối cùng, để trở thành PD chuyên nghiệp cần phải có sự kiên trì và đam mê bền bỉ. Hãy sẵn sàng làm từ những công việc nhỏ nhất, không ngại thất bại và luôn học hỏi từ thực tế. Nghề PD không dễ nhưng nếu có tầm nhìn và đam mê thật sự con đường chuyên nghiệp sẽ rộng mở.
XEM THÊM:
>>> UI Designer là nghề gì? Học ngành gì sẽ giúp bạn sẵn sàng bước chân vào nghề UI Designer?
>>> Business analyst là nghề gì? Chuyên viên phân tích kinh doanh có phải ngành nghề hot đầy tiềm năng?
>>> PG là gì? Những yêu cầu và kỹ năng cần thiết của nghề PG?
PD là nghề gì? Làm những gì? Ai có thể làm nghề PD? Những cách nào để trở thành PD chuyên nghiệp? (Hình từ Internet)
Thời giờ làm việc bình thường của người làm nghề PD theo hợp đồng là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, người lao động nói chung và người làm nghề PD nói riêng thì thời giờ làm việc bình thường là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Từ khóa: PD là nghề gì Ai có thể làm nghề PD PD chuyên nghiệp Người làm nghề PD Thời giờ làm việc bình thường Người sử dụng lao động Người lao động Làm nghề PD
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;