Phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ?
Phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì và làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ?
Phương tiện phi ngôn ngữ là gì?
Phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
Theo đó, tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Các phương tiện phi ngôn ngữ thường được dùng kèm với phương tiện ngôn ngữ, bổ trợ, giải thích cho phương tiện ngôn ngữ. Đôi khi, chỉ cần sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.
Phương tiện phi ngôn ngữ là gì nêu trên mang tính chất tham khảo!
Phương tiện phi ngôn ngữ là gì? Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ? (Hình từ Internet)
Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ?
Giao tiếp phi ngôn ngữ được định nghĩa là hình thức giao tiếp mà không cần nói hay viết. Theo nghiên cứu trong Bách khoa toàn thư quốc tế về khoa học xã hội và hành vi, chúng ta giao tiếp không lời để truyền đạt thông tin về cảm xúc, ý định, thái độ, nhu cầu,...
Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng được hiểu là sự truyền tải thông tin từ người này sang người khác mà không dùng ngôn ngữ nói. Cho dù bạn có nhận thức được điều đó hay không thì khi tương tác với người khác, bạn vẫn liên tục đưa ra và nhận những tín hiệu không lời. Tất cả hành vi phi ngôn ngữ của bạn bao gồm: Cử chỉ, tư thế, giọng nói, ánh mắt,... đều gửi đi những thông điệp mạnh mẽ.
Cách nâng cao kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ:
- Ngồi thẳng lưng vào ghế hoặc hơi nghiêng người về phía trước để thể hiện sự tương tác.
- Giao tiếp bằng mắt thường xuyên với người phỏng vấn.
- Thể hiện các giao tiếp mắt và tay, nhưng cần tránh giao tiếp bằng tay quá mức vì điều này có thể trông không chuyên nghiệp và nghiêm túc.
- Bình tĩnh, cần loại bỏ cảm giác bồn chồn, run rẩy tay chân trước khi vào buổi họp, phỏng vấn.
- Giữ bản thân tập trung vào cuộc trò chuyện.
- Quan sát phản ứng của người khác bạn phát biểu.
- Tránh nhìn đồng hồ, điện thoại của bạn hoặc thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện sự không quan tâm.
- Thay đổi giao tiếp bằng mắt với nhiều diễn giả khác nhau trong các tình huống phỏng vấn nhóm hoặc giao tiếp.
- Đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Đưa ra lời giải thích nếu bạn biết họ có vẻ đang bối rối và kết thúc nếu họ đã nắm được ý bạn.
- Đừng cố cười gượng gạo trước các “miếng hài” của người khác (bạn có thể giả vờ không hiểu đôi khi sẽ tốt hơn là giả vờ cười).
- Trong một cuộc phỏng vấn nhóm, hãy chuyển hướng giao tiếp bằng mắt sang những người nói khác nhau.
- Giới thiệu bản thân bằng một nụ cười và một cái bắt tay. Đảm bảo rằng lòng bàn tay của bạn đang khô.
- Hãy lắng nghe cẩn thận và không ngắt lời.
- Gật đầu để thể hiện bạn vẫn đang theo được ý người nói.
>> Cách giúp người hướng nội giao tiếp với đồng nghiệp?
>> Nâng cao kỹ năng nói bằng cách nào để giao tiếp trao đổi trong công việc ngày càng hiệu quả hơn?
Đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề trong doanh nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 59 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề như sau:
- Người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động sau đây:
+ Thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc mở lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định;
+ Tổ chức thi kỹ năng nghề cho người lao động; tham gia hội đồng kỹ năng nghề; dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động.
Từ khóa: Phương tiện phi ngôn ngữ là gì Phương tiện phi ngôn ngữ phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì kỹ năng nghề
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;