Khoan đào đường hầm là nghề gì? Người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí nào?

Người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia?

Đăng bài: 15:10 05/05/2025

Khoan đào đường hầm là nghề gì?

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề: Kỹ thuật Sơn mài và Khảm trai; Khoan đào đường hầm; Phân tích Cơ lý – hóa xi măng ban hành kèm theo Thông tư 13/2014/TT-BXD, khoan đào đường hầm là nghề chuyên đào, xây dựng các công trình ngầm trong lòng đất, tạo thành hệ thống các đường hầm, các công trình phục vụ cho việc khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, thoát nước và các công trình thuỷ lợi, thủy điện.

Người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí nào?

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia đối với các nghề: Kỹ thuật Sơn mài và Khảm trai; Khoan đào đường hầm; Phân tích Cơ lý – hóa xi măng ban hành kèm theo Thông tư 13/2014/TT-BXD, người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí như:

  • Đường hầm bằng,

  • Hầm nghiêng,

  • Giếng đứng.

Nhiệm vụ chính của nghề khoan đào đường hầm là:

  • Phá vỡ đất đá, bốc xúc vận tải đất đá tạo thành khoảng trống của đường hầm, giếng đứng theo ý muốn.

  • Chống giữ, gia cố, duy trì và bảo vệ khoảng trống phục vụ sản xuất.

  • Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị.

  • Chấp hành các biện pháp an toàn trong thi công. 

Để thực hiện nhiệm vụ, người công nhân phải sử dụng các thiết bị chủ yếu gồm: Máy khoan, máy xúc, máy đào, máng cào, băng tải, cùng với các phương tiện thi công khác.

Công nhân làm việc trong nghề khoan đào đường hầm cần phải có đủ sức khoẻ, thần kinh vững vàng, phản ứng, phán đoán và xử lý nhanh các tình huống sự cố dễ xảy ra như: Bục nước, bục khí, sập đổ đất đá, sập đổ hầm, cháy nổ khí.

Khoan đào đường hầm là nghề gì? Người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí nào?

Khoan đào đường hầm là nghề gì? Người hành nghề khoan đào đường hầm được bố trí làm việc tại các vị trí nào? (Hình từ Internet)

Người làm công việc nặng nhọc nguy hiểm thì số ngày nghỉ hàng năm của họ là bao nhiêu ngày?

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hàng năm của người lao động như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, số ngày nghỉ hàng năm đối với người lao động làm công việc nặng nhọc nguy hiểm đủ 12 tháng là 14 ngày làm việc.

Người lao động làm công việc nặng nhọc nguy hiểm chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ngoài ra, theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì người lao động được tăng thêm 01 ngày nghỉ hằng năm.

7 Trần Thị Lan Anh

Từ khóa: Khoan đào đường hầm hành nghề khoan đào đường hầm Người hành nghề khoan đào đường hầm Người hành nghề khoan đào công việc nặng nhọc nguy hiểm Nghỉ hàng năm số ngày nghỉ hàng năm Nghỉ hằng năm người lao động

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...