Dạy thêm mã ngành gì? Mở trung tâm dạy thêm học thêm thì đăng ký mã ngành nào?
Dạy thêm mã ngành gì? Mở trung tâm dạy thêm học thêm thì đăng ký mã ngành nào? Việc dạy thêm học thêm cần phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Dạy thêm mã ngành gì? Mở trung tâm dạy thêm học thêm thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục II Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định nhóm mã ngành kinh tế 8559 - 85590 là về giáo dục khác chưa được phân vào đâu như sau:
8559 - 85590: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm: Việc đưa ra và cung cấp việc hướng dẫn và đào tạo đặc biệt, thường là cho người đã trưởng thành và không thể so sánh được với giáo dục thông thường ở nhóm 852 (Giáo dục phổ thông), 853 (Giáo dục nghề nghiệp), nhóm 854 (Giáo dục đại học). Không kể các trường học viện, các trường cao đẳng và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các tổ chức giáo dục, nơi làm việc hoặc tại nhà, có thể thông qua thư, tivi, internet, ở các phòng học hoặc qua các phương tiện khác. Việc dạy học này không dẫn đến được cấp bằng tốt nghiệp trung học, hoặc bằng tốt nghiệp đại học.
Cụ thể:
- Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;
- Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);
- Giáo dục dự bị;
- Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;
- Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;
- Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;
- Dạy đọc nhanh;
- Dạy về tôn giáo;
- Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
Nhóm này cũng gồm:
- Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe;
- Dạy bay;
- Đào tạo tự vệ;
- Đào tạo về sự sống;
- Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;
- Dạy máy tính.
Loại trừ:
- Các chương trình dạy biết đọc biết viết cho người trưởng thành được phân vào nhóm 85210 (Giáo dục tiểu học), giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được phân vào nhóm 85220-85230 (Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông);
- Các trường dạy lái xe cho những người làm nghề lái xe được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp);
- Giáo dục cao đẳng được phân vào 853 (Giáo dục nghề nghiệp), đại học và sau đại học được phân vào ngành 854 (Giáo dục đại học).
Như vậy, các hoạt động dạy thêm học thêm không dẫn đến được cấp bằng tốt nghiệp trung học, hoặc bằng tốt nghiệp đại học thì có mã ngành kinh tế là 8559.
Trung tâm dạy thêm học thêm là một cơ sở giáo dục ngoài nhà trường, tại đây cung cấp các lớp học nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các học sinh ở cấp học khác nhau. Việc mở trung tâm dạy thêm học thêm cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giáo dục để học sinh dạt được kết quả tốt hơn.
Mở trung tâm dạy thêm học thêm bao gồm các hoạt động sau đây thì đăng ký mã ngành kinh tế 8559.
- Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;
- Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);
- Giáo dục dự bị;
- Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;
- Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;
- Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;
- Dạy đọc nhanh;
- Dạy về tôn giáo;
- Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể.
- Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe;
- Dạy bay;
- Đào tạo tự vệ;
- Đào tạo về sự sống;
- Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;
- Dạy máy tính.
Loại trừ các hoạt động dạy thêm:
- Các chương trình dạy biết đọc biết viết cho người trưởng thành được phân vào nhóm 85210 (Giáo dục tiểu học), giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được phân vào nhóm 85220 - 85230 (Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông);
- Các trường dạy lái xe cho những người làm nghề lái xe được phân vào nhóm 853 (Giáo dục nghề nghiệp);
- Giáo dục cao đẳng được phân vào 853 (Giáo dục nghề nghiệp), đại học và sau đại học được phân vào ngành 854 (Giáo dục đại học).
Dạy thêm mã ngành gì? Mở trung tâm dạy thêm học thêm thì đăng ký mã ngành nào? (Hình từ Internet)
Việc dạy thêm học thêm cần phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy đinh về nguyên tắc dạy thêm học thêm như sau:
- Dạy thêm học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm học thêm.
Từ khóa: dạy thêm học thêm trung tâm dạy thêm học thêm bằng tốt nghiệp trung học Bằng tốt nghiệp đại học Mở trung tâm dạy thêm mã ngành kinh tế mã ngành kinh tế 8559 tổ chức dạy thêm học thêm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;