Quyết định 21/2025/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu | 21/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/04/2025 |
Ngày có hiệu lực | 18/04/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Trần Ngọc Tam |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2025/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 06 tháng 4 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 414/TTr-CAT ngày 20 tháng 12 năm 2024 và Tờ trình số 90/TTr-CAT ngày 31 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 4 năm 2025 và thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy định về tiêu chí, thang điểm và quy trình phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 21/2025/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ họp, báo cáo và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ Nhân dân tự quản; hộ gia đình;
b) Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); Công an xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Công an cấp xã);
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2025/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 06 tháng 4 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 414/TTr-CAT ngày 20 tháng 12 năm 2024 và Tờ trình số 90/TTr-CAT ngày 31 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 4 năm 2025 và thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Quy định về tiêu chí, thang điểm và quy trình phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ
CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 21/2025/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chế độ họp, báo cáo và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ Nhân dân tự quản; hộ gia đình;
b) Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); Công an xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Công an cấp xã);
c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ Nhân dân tự quản là tổ chức quần chúng, gồm các hộ gia đình cùng cư trú trên địa bàn ấp, khu phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã.
2. Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản là người đại diện Tổ Nhân dân tự quản do đại diện hộ gia đình bầu ra và được cấp có thẩm quyền công nhận.
3. Tổ viên Tổ Nhân dân tự quản là những thành viên hộ gia đình trong Tổ Nhân dân tự quản.
4. Hộ gia đình là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
5. Đại diện hộ gia đình là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì đại diện hộ gia đình là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử hoặc ủy nhiệm.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản
1. Tổ Nhân dân tự quản hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư; chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, các quyền và nghĩa vụ của công dân.
2. Tổ Nhân dân tự quản chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Trưởng ấp, khu phố, hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã.
3. Việc đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản được tiến hành định kỳ hàng năm, đảm bảo đúng thực chất, công khai, dân chủ, khách quan; dựa trên các căn cứ:
a) Công tác tổ chức của Tổ Nhân dân tự quản;
b) Chế độ họp, báo cáo của Tổ Nhân dân tự quản;
c) Hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản.
4. Kết quả đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản là căn cứ để biểu dương đối với tập thể, cá nhân, hộ gia đình điển hình, có nhiều thành tích trong tham gia hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản.
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
1. Tổ Nhân dân tự quản có quy mô số hộ gia đình tối thiểu là 15 hộ và tối đa không quá 40 hộ (trừ những khu vực đặc thù về vị trí địa lý do Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định). Các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân và có trụ sở độc lập, các nhà ở tập thể của cơ quan, tổ chức (trừ doanh trại của lực lượng vũ trang), các cơ sở tôn giáo trú đóng trên địa bàn ấp, khu phố được xem như một hộ gia đình.
2. Tổ Nhân dân tự quản gồm có Tổ trưởng, 02 Tổ phó và các Tổ viên.
3. Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản gồm: Tổ trưởng và Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
a) Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản hoạt động không theo nhiệm kỳ.
b) Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố, quyết định công nhận Tổ Nhân dân tự quản và Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản
Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau được xem xét giới thiệu, bầu làm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản:
1. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích.
3. Đang thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại cụm dân cư trong phạm vi Tổ Nhân dân tự quản.
4. Đảm bảo sức khỏe, có uy tín, năng lực và được Nhân dân tín nhiệm.
1. Công nhận Tổ Nhân dân tự quản
a) Trưởng ấp, khu phố phối hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố lập danh sách đề nghị công nhận Tổ Nhân dân tự quản; trao đổi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã về danh sách đề nghị công nhận Tổ Nhân dân tự quản; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Tổ Nhân dân tự quản.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố, quyết định công nhận Tổ Nhân dân tự quản.
2. Giới thiệu, bầu, công nhận Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản
a) Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố chủ trì, phối hợp Trưởng ấp, khu phố vận động người tham gia Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản; lập danh sách giới thiệu nhân sự Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản; trao đổi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã về danh sách giới thiệu nhân sự Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản. Ưu tiên đảng viên, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội làm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản;
b) Trưởng ấp, khu phố chủ trì, phối hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố tổ chức họp Tổ Nhân dân tự quản hoặc phát phiếu giới thiệu để lấy ý kiến đại diện hộ gia đình đối với nhân sự Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản do Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố giới thiệu. Nếu có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình tham dự hợp đồng ý giới thiệu hoặc có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình được phát phiếu giới thiệu đồng ý giới thiệu thì lập danh sách nhân sự Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản; báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, phê duyệt;
c) Sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt danh sách nhân sự Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản, Trưởng ấp, khu phố chủ trì, phối hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố tổ chức họp Tổ Nhân dân tự quản (phải có ít nhất từ 70% trở lên tổng số đại diện hộ gia đình tham dự họp) bầu tín nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản. Nếu có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình tham dự họp tán thành thì lập danh sách Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố quyết định công nhận Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
3. Các trường hợp cho thôi làm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản:
a) Giảm sút uy tín, thành viên Tổ Nhân dân tự quản không còn tín nhiệm;
b) Không chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ấp, khu phố, hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã từ 02 lần trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Vi phạm pháp luật hình sự đã có quyết định khởi tố bị can hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Điều 7. Nội dung hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản
1. Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương; nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng, chống mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
2. Xây dựng, củng cố, giữ gìn đoàn kết, gắn bó giữa các hộ gia đình trong tổ, xây dựng tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư; phối hợp quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; kịp thời phát hiện, hòa giải các mâu thuẫn nhỏ trong tổ không để phát sinh vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở cơ sở.
3. Tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, thực hiện các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cơ sở, góp phần xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự, nông thôn mới, đô thị văn minh.
4. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quy ước của ấp, khu phố; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, cuộc vận động khác do địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
5. Tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trên địa bàn xã, phường, thị trấn, ấp, khu phố và trong phạm vi Tổ Nhân dân tự quản.
6. Bầu Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
Điều 8. Nhiệm vụ thành viên Tổ Nhân dân tự quản
1. Tổ trưởng Tổ Nhân dân tự quản phụ trách chung, quản lý, điều hành hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản; báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, kết quả lấy ý kiến và những phản ánh, kiến nghị của Tổ viên (nếu có); chịu trách nhiệm trước Trưởng ấp, khu phố về hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản; duy trì chế độ họp, báo cáo định kỳ; phân công 01 Tổ phó phụ trách an ninh, trật tự và 01 Tổ phó phụ trách kinh tế - đời sống.
2. Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng; quản lý, điều hành hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền. Tổ phó phụ trách an ninh, trật tự quản lý sổ danh sách đại diện hộ gia đình. Tổ phó phụ trách kinh tế - đời sống quản lý sổ biên bản họp Tổ Nhân dân tự quản và thực hiện lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan.
3. Tổ viên Tổ Nhân dân tự quản tham gia mọi hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản theo sự điều hành của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
CHẾ ĐỘ HỌP, BÁO CÁO CỦA TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
Điều 9. Chế độ họp Tổ Nhân dân tự quản
1. Tổ Nhân dân tự quản họp định kỳ mỗi tháng 01 lần và họp đột xuất khi cần thiết. Thời gian họp định kỳ từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng. Thời gian, địa điểm họp do Tổ Nhân dân tự quản quyết định. Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản được phân công chuẩn bị nội dung, chương trình họp; thông báo trước ít nhất 01 ngày cho Tổ viên biết thời gian, địa điểm họp. Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các nền tảng mạng xã hội trong họp Tổ Nhân dân tự quản.
2. Họp Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản (hội ý trực tiếp hoặc thông qua các nền tảng mạng xã hội nhưng phải có văn bản cụ thể để chứng minh) trước khi họp Tổ Nhân dân tự quản để thống nhất nội dung, chương trình họp Tổ Nhân dân tự quản; đánh giá kết quả hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản trong tháng qua, dự kiến hoạt động trong tháng tiếp theo; xác định nội dung cần phổ biến, thảo luận, lấy ý kiến Tổ viên.
3. Trình tự tổ chức cuộc họp Tổ Nhân dân tự quản thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, thông báo tình hình Tổ viên tham dự họp; giới thiệu thành phần tham dự họp (tình hình Tổ viên tham dự họp; có thể mời Trưởng ấp, khu phố, Cảnh sát khu vực, các tổ chức chính trị - xã hội... tham dự họp); nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, chương trình cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký ghi biên bản;
b) Người chủ trì cuộc họp căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của trên tổ chức phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương, thông tin, tình hình về an ninh, trật tự, gương người tốt, việc tốt...; trình bày những nội dung đưa ra để thảo luận, lấy ý kiến Tổ viên tại cuộc họp (nếu có);
c) Những người tham gia cuộc họp thảo luận đối với những nội dung người chủ trì đưa ra và trình bày những phản ánh, kiến nghị có liên quan đến hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản (nếu có);
d) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận và những phản ánh, kiến nghị tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận, lấy ý kiến (nếu có). Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do đại diện hộ gia đình tham dự họp quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín;
đ) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết (nếu có) và kết luận cuộc họp.
Điều 10. Chế độ báo cáo của Tổ Nhân dân tự quản
1. Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản báo cáo Trưởng ấp, khu phố theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình, kết quả hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, kết quả lấy ý kiến và những phản ánh, kiến nghị của Tổ viên (nếu có).
2. Thời gian báo cáo trước ngày 25 hàng tháng; hình thức báo cáo phù hợp theo quy định của Trưởng ấp, khu phố.
TIÊU CHÍ, THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TỔ NHÂN DÂN TỰ QUẢN
Điều 11. Thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản
Thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản: 100 điểm; gồm:
1. Loại “Xuất sắc”: Đạt từ 85 điểm trở lên.
2. Loại “Khá”: Đạt từ 70 điểm đến 84 điểm.
3. Loại “Trung bình”: Đạt từ 50 điểm đến 69 điểm.
4. Loại “Yếu”: Dưới 50 điểm.
Điều 12. Tiêu chí chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản
1. Công tác tổ chức của Tổ Nhân dân tự quản: 16 điểm
a) Có quyết định công nhận Tổ Nhân dân tự quản, công nhận Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: 05 điểm;
b) Có sổ danh sách đại diện hộ gia đình: 05 điểm;
c) Kịp thời kiện toàn Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản đảm bảo đủ số lượng: 05 điểm (thiếu từ 01 tháng đến 03 tháng bị trừ 01 điểm; thiếu từ 04 tháng đến 06 tháng bị trừ 02 điểm; thiếu từ 07 tháng trở lên thì không tính điểm);
d) Có cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia Ban đại diện Tổ nhân dân tự quản được cộng 01 điểm.
2. Chế độ họp, báo cáo của Tổ Nhân dân tự quản: 31 điểm
a) Thực hiện đúng quy định về chế độ họp tại Điều 9 Quy định này: 10 điểm (mỗi tháng không họp bị trừ 01 điểm; có 06 tháng trở lên trong năm không họp thì không tính điểm);
b) Có trên 70% tổng số đại diện hộ gia đình tham dự họp định kỳ hàng tháng: 05 điểm (mỗi tháng có dưới 70% tổng số đại diện hộ gia đình tham dự họp bị trừ 01 điểm, điểm trừ tối đa không quá 05 điểm);
c) Có sổ ghi biên bản họp Tổ Nhân dân tự quản và ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp: 05 điểm (thiếu 01 biên bản bị trừ 01 điểm, điểm trừ tối đa không quá 05 điểm);
d) Thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo tại Điều 10 Quy định này: 10 điểm (mỗi tháng không báo cáo bị trừ 01 điểm; có 06 tháng trở lên không báo cáo thì không tính điểm);
đ) Có mô hình họp Tổ Nhân dân tự quản hiệu quả, được Trưởng ấp, khu phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận, nhân rộng được cộng 01 điểm.
3. Hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản: 53 điểm
a) Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương; nâng cao cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng, chống mọi âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội: 10 điểm (có Tổ viên không chấp hành, chống phá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và địa phương thì không tính điểm);
b) Xây dựng, củng cố, giữ gìn đoàn kết, gắn bó giữa các hộ gia đình trong tổ, xây dựng tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư; phối hợp quản lý, giáo dục con em, người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; kịp thời phát hiện, hòa giải các mâu thuẫn nhỏ trong tổ, không để phát sinh vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở cơ sở: 10 điểm (để phát sinh mâu thuẫn giữa các hộ gia đình trong tổ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự ở cơ sở mỗi trường hợp bị trừ 01 điểm);
c) Tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, thực hiện các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cơ sở, góp phần xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự, nông thôn mới, đô thị văn minh: 10 điểm (có Tổ viên vi phạm pháp luật, tham gia tệ nạn xã hội, để xảy ra cháy, nổ, ô nhiễm môi trường mỗi trường hợp bị trừ 01 điểm, điểm trừ tối đa không quá 10 điểm);
d) Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, quy ước của ấp, khu phố; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “Đồng Khởi mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, cuộc vận động khác do địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội phát động: 10 điểm (mỗi nội dung thực hiện chưa tốt bị trừ 01 điểm);
đ) Tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trên địa bàn xã, phường, thị trấn, ấp, khu khố và trong phạm vi Tổ Nhân dân tự quản: 10 điểm (có hộ gia đình trong tổ không tham gia mỗi trường hợp bị trừ 01 điểm, điểm trừ tối đa không quá 10 điểm);
e) Có tập thể hoặc cá nhân, hộ gia đình trong tổ có thành tích xuất sắc trong bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được khen thưởng hình thức Giấy khen của Ủy ban nhân dân cấp xã được cộng 01 điểm, Giấy khen của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Công an tỉnh được cộng 02 điểm, Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Công an được cộng 03 điểm, điểm cộng tối đa không quá 03 điểm.
Điều 13. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời gian đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản
1. Trình tự và thẩm quyền đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản
a) Định kỳ hàng năm, Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản tổng kết, tự chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản, gửi bảng chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản về Trưởng ấp, khu phố để xem xét, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản;
b) Trưởng ấp, khu phố chủ trì, phối hợp Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố tổng hợp tự chấm điểm, đánh giá, phân loại và đề xuất mức đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản; trao đổi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công an cấp xã về mức đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận mức phân loại Tổ Nhân dân tự quản;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Trưởng ấp, khu phố xem xét, quyết định công nhận mức phân loại Tổ Nhân dân tự quản trên địa bàn quản lý.
2. Thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận phân loại Tổ Nhân dân tự quản
a) Bảng chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản của Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản.
b) Bảng tổng hợp tự chấm điểm, đánh giá, phân loại và đề xuất mức đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản.
3. Mốc tính thời gian đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản từ ngày 15 tháng 11 năm trước đến ngày 14 tháng 11 năm sau.
4. Thời gian hoàn thành việc đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản trước ngày 30/11 hàng năm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐỊA PHƯƠNG
Điều 14. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Công an tỉnh là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý về tổ chức, hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản và có trách nhiệm sau:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Quy định này;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của địa phương về tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý về tổ chức, hoạt động và chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết Quy định này; biểu dương tập thể, cá nhân, hộ gia đình điển hình, có nhiều thành tích trong tham gia hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản.
2. Công an cấp xã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, công tác bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Nhân dân tự quản.
3. Vận động cán bộ, chiến sĩ gương mẫu tham gia mọi hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản nơi cư trú và tham dự họp Tổ Nhân dân tự quản đầy đủ.
Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh
1. Các sở, ban, ngành tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu tham gia mọi hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản nơi cư trú và tham dự họp Tổ Nhân dân tự quản đầy đủ.
Điều 16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện Quy định này; vận động, giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện Quy định này. Vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên gương mẫu đi đầu trong tham gia Ban đại diện Tổ Nhân dân tự quản nơi cư trú; gương mẫu tham gia hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản và tham dự họp Tổ Nhân dân tự quản đầy đủ.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý đối với tổ chức, hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản và có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của địa phương về tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý về tổ chức, hoạt động và chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết Quy định này; biểu dương tập thể, cá nhân, hộ gia đình điển hình, có nhiều thành tích trong tham gia hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý trực tiếp đối với tổ chức, hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản và có trách nhiệm sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của địa phương về tổ chức, hoạt động và tiêu chí, thang điểm đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý về tổ chức, hoạt động và chấm điểm, đánh giá, phân loại Tổ Nhân dân tự quản.
3. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết Quy định này; biểu dương tập thể, cá nhân, hộ gia đình điển hình, có nhiều thành tích trong tham gia hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản./.