Quyết định 1555/QĐ-UBND năm 2025 về Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 1555/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 19/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Trần Chí Cường |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1555/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 5 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ quy định giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Mô tô nước trên biển;
Căn cứ Thông tư 02/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;
Căn cứ Thông tư 07/2020/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 10 năm 2020 Quy định nội dung tập huấn cho người lái phương tiện và nội dung hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 33/2023/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
Căn cứ Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 13 ngày 9 tháng 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về Ban hành Quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành và công bố Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ben biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam; Bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và đường ranh giới ngoài các đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 03 hải lý vùng ven biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 7157/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 4444/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về bảo vệ san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt sơ đồ vị trí đón trả khách và neo đậu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2022 của UBND thành phố về Kế hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023 của UBND thành phố về việc công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại Công văn số 831/SDL-QLLH ngày 25 tháng 4 năm 2025 về việc đề nghị ban hành Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng và ý kiến biểu quyết của các thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Chủ tịch UBND các quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1555/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 5 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ quy định giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Mô tô nước trên biển;
Căn cứ Thông tư 02/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng;
Căn cứ Thông tư 07/2020/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 10 năm 2020 Quy định nội dung tập huấn cho người lái phương tiện và nội dung hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước;
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ Thông tư số 33/2023/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu;
Căn cứ Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 13 ngày 9 tháng 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về Ban hành Quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 1790/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành và công bố Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều của vùng ben biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam; Bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và đường ranh giới ngoài các đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 03 hải lý vùng ven biển Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 7157/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 4444/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về bảo vệ san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà;
Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2016 của UBND thành phố về việc phê duyệt sơ đồ vị trí đón trả khách và neo đậu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2022 của UBND thành phố về Kế hoạch phát triển vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023 của UBND thành phố về việc công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Sở Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại Công văn số 831/SDL-QLLH ngày 25 tháng 4 năm 2025 về việc đề nghị ban hành Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng và ý kiến biểu quyết của các thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn, thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Chủ tịch UBND các quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ DƯỚI NƯỚC TẠI KHU VỰC BIỂN
VEN BỜ, VÀ KHU VỰC SÔNG HÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 1555/QĐ-UBND
ngày 19 tháng
5 năm 2025 của UBND thành phố
Đà Nẵng)
1. Mục đích
- Phát huy các lợi thế tiềm năng của biển Đà Nẵng và Sông Hàn cho phát triển các hoạt động du lịch.
- Định hướng các khu vực hoạt động vui chơi giải trí dưới nước để hình thành và đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch góp phần thu hút du khách du lịch và phục vụ người dân địa phương; đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ (bao gồm khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà) và khu vực Sông Hàn.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo tuân thủ và thực hiện theo quy định pháp luật.
- Quá trình triển khai đảm bảo không ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh; đồng thời bảo tồn tài nguyên biển, đa dạng sinh học; kiểm soát các phương tiện, hoạt động theo quy định; phát hiện, chấn chỉnh và hướng dẫn kịp thời các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định đã được ban hành; hạn chế những tác động tiêu cực đến khu vực biển và Sông Hàn.
- Giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của khách.
- Việc định hướng các khu vực hoạt động dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn không loại trừ quyền di chuyển của các phương tiện liên quan đến các mục đích khác ngoài mục đích hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí dưới nước như hoạt động công vụ, hoạt động cho mục đích nghiên cứu, bảo tồn, cộng đồng, tổ chức sự kiện...
II. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ DƯỚI NƯỚC TẠI KHU VỰC BIỂN VEN BỜ VÀ SÔNG HÀN
1. Định hướng về loại hình phương tiện hoạt động
- Phương tiện có động cơ như: Mô tô nước, ca nô kéo dù, ca nô kéo phao chuối, ca nô kéo lướt ván, ván phản lực (flyboard) và một số loại hình có động cơ khác theo quy định; phương tiện thủy nội địa kết hợp với hoạt động trượt phao biển, bơi, lặn, chèo SUP, Kayak...
- Phương tiện không có động cơ như: Lướt ván, lướt ván diều, lướt ván buồm, ván chèo đứng (SUP), chèo thuyền kayak, ván tập bơi cá nhân và một số loại hình không có động cơ khác theo quy định.
Các phương tiện đưa vào hoạt động cần bảo đảm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Định hướng khu vực hoạt động vui chơi giải trí dưới nước
a) Dọc tuyến biển đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa
Định hướng tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ (thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) giáp tỉnh Quảng Nam đến khu vực biển ven bờ nút giao thông đường Nguyễn Phan Vinh - Hoàng Sa (thuộc địa bàn phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), với tổng chiều dài 15.300m, chia thành 04 khu vực, như sau:
- Khu vực VI - có phạm vi từ vị trí khu vực biển giáp tỉnh Quảng Nam đến đối diện ngã ba đường Đỗ Bá - Võ Nguyên Giáp: Diện tích 650ha (Chiều dài 10.000m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 200ha (Chiều dài: 10.000m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 450ha (Chiều dài: 10.000m, chiều rộng: 450m tính từ khu vực nước dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và không có động cơ.
- Khu vực V2 - có phạm vi trước ngã ba đường Đỗ Bá - Võ Nguyên Giáp đến ngã ba đường Nguyễn Văn Thoại - Võ Nguyên Giáp: Diện tích 32,5ha (chiều dài: 500m, chiều rộng: 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 10ha (chiều dài: 500m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 22,5ha (chiều dài: 500m, chiều rộng: 450m tính từ khu vực nước dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: phương tiện không có động cơ. Các phương tiện có động cơ dùng để cứu hộ.
- Khu vực V3 - có phạm vi từ vị trí đối diện ngã ba đường Nguyễn Văn Thoại - Võ Nguyên Giáp đến ngã ba đường Nguyễn Huy Chương - Võ Nguyên Giáp: Diện tích 214,5ha (chiều dài: 3.300m, chiều rộng: 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 66ha (chiều dài: 3.300m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm.
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 148,5ha (chiều dài: 3.300m, chiều rộng: 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và phương tiện không có động cơ.
- Khu vực V4 - có phạm vi từ vị trí đối diện ngã ba đường Nguyễn Huy Chương - Hoàng Sa đến ngã ba Nguyễn Phan Vinh - Hoàng Sa: Diện tích 97,5ha (chiều dài 1.500m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 30ha (chiều dài; 1.500m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 67,5ha (chiều dài: 1.500m, chiều rộng: 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: phương tiện không có động cơ. Các phương tiện có động cơ dùng để cứu hộ.
(Chi tiết tại Sơ đồ 1 - đính kèm)
b) Khu vực dọc tuyến biển đường Nguyễn Tất Thành
Định hướng tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ tuyến đường Nguyễn Tất Thành từ Tôn Thất Đạm đến phía Nam cầu Nam Ô với tổng chiều dài 5.700m, chia 02 khu vực, như sau:
- Khu vực V5 - phạm vi đối diện nút giao đường Tôn Thất Đạm - Nguyễn Tất Thành đến công viên Hà Khê: Diện tích 65ha (Chiều dài 1.000m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 20ha (chiều dài 1000m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 45ha (chiều dài 1000m, chiều rộng 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ và phương tiện thủy nội địa kết hợp trượt phao biển, bơi, lặn, chèo SUP, Kayak...
- Khu vực V6 - có phạm vi từ khu vực biển đối diện nút giao thông cuối đường Nguyễn Chánh - Nguyễn Tất Thành đến phía Nam cầu Nam Ô: Diện tích 305,5ha (có chiều dài 4.700m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 94ha (chiều dài 4.700m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 211,5ha (chiều dài 4.700m, chiều rộng 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ và phương tiện thủy nội địa kết hợp trượt phao, bơi, lặn, chèo SUP, kayak... Riêng các hoạt động có động cơ như: cano kéo dù, flyboard... không hoạt động tại khu vực ghềnh Nam Ô.
(Chi tiết tại Sơ đồ 2 - đính kèm)
c) Khu vực biển ven đèo Hải Vân
Định hướng tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven đèo Hải Vân như sau:
- Khu vực V7 - Khu vực trước dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân: Diện tích 169ha (Chiều dài 2.600m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 52ha (Chiều dài: 2.600m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 117ha (Chiều dài: 2.600m, chiều rộng 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và phương tiện không có động cơ và các phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, chèo SUP, Kayak...
(Chi tiết tại Sơ đồ 3 - đính kèm)
- Khu vực V8 - Khu vực trước bãi Sủng Cỏ: Diện tích 8,1ha (Chiều dài 125m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm) sẽ được đưa vào hoạt động sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, cụ thể:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 2,5ha (Chiều dài: 125m, Chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 5,6ha (Chiều dài: 125m, Chiều rộng 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và phương tiện không có động cơ và các phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, chèo SUP, Kayak...
(Chi tiết tại Sơ đồ 4 - đính kèm)
- Khu vực V9 - Khu vực trước bãi Mà Đa: Diện tích 7,8ha (Chiều dài 120m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 2,4ha (Chiều dài: 120m, Chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 5,4ha (Chiều dài: 120m, Chiều rộng 450m tính từ vùng nước dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và phương tiện không có động cơ và các phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, chèo SUP, Kayak...
(Chi tiết tại Sơ đồ 5 - đính kèm)
Các hoạt động tại khu vực trước dự án KDL biển Làng Vân, KDL sinh thái biển Sủng Cỏ và trước KDL sinh thái biển Mà Đa được thực hiện sau khi đảm bảo các thủ tục do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
d) Khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà
Định hướng tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà như sau:
- Khu vực V10 - phía trước dự án Khu du lịch Bãi Bụt: Diện tích 65 ha (có chiều dài 1.000m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm), trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 14ha (chiều dài: 700m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực bảo vệ san hô tại Bãi Bụt (giới hạn bởi các điểm R4, R9, R10, R11), có diện tích khoảng 20ha (khu vực bảo vệ nghiêm ngặt theo Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 và Quyết định 7157/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của UBND thành phố) không tổ chức các hoạt động trong khu vực này.
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 31ha.
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: phương tiện không có động cơ. Các phương tiện có động cơ dùng để cứu hộ.
- Khu vực V11 - có phạm vi từ vị trí dự án Khu du lịch Bãi Bụt đến ranh giới giữa dự án Khu du lịch Biển Đông mở rộng và dự án Tổ hợp Khu du lịch - dịch vụ cao cấp Sơn Trà: Diện tích 97,5 ha (có chiều dài 1.500m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm)
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 30ha (chiều dài: 1.500m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao biển: 67,5 ha (chiều dài: 1.500m, chiều rộng 450m tính từ khu vực dành cho khách tắm biển).
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ và phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, lặn, chèo SUP, Kayak...
- Khu vực V12 - Khu vực phạm vi phía trước dự án Tổ hợp Khu du lịch - dịch vụ cao cấp Sơn Trà và khu vực Bãi Đa: Diện tích khoảng 52 ha (chiều dài: 800m dọc theo bờ biển, chiều rộng: 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm)
+ Khu vực tổ chức hoạt động tắm biển, bơi, lặn ngắm san hô tại khu vực Bãi Nồm: 48 ha (khu vực phục hồi sinh thái theo Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 và Quyết định 7157/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của UBND thành phố).
• Loại hình phương tiện được khuyến nghị: phương tiện không có động cơ. Đối với các hoạt động lặn ngắm san hô cũng như quy định về điều kiện các phương tiện, khu vực hoạt động, giao Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng có phương án tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động du lịch tại vùng bảo vệ san hô, đảm bảo hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn, rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan.
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao: 41 ha[1].
• Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ và phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, lặn, chèo SUP, Kayak... (jetski chỉ sử dụng phục vụ công tác cứu hộ hoặc vận chuyển trang thiết bị).
(Chi tiết tại Sơ đồ 6 - đính kèm)
- Khu vực V13 - Khu vực phạm vi trước dự án Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc: Diện tích 149,5ha (có chiều dài 2.300m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, không chồng lấn diện tích san hô tại khu vực Bãi Bắc)
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 13ha (chiều dài: 650m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao biển: 136,5ha.
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ và phương tiện không có động cơ.
(Chi tiết tại Sơ đồ 7 - đính kèm)
- Khu vực V14 - có phạm vi phía trước khu du lịch Tiên Sa[2]: Diện tích vùng nước: 93,6 ha (có chiều dài 1.440m, chiều rộng 650m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trong đó:
+ Khu vực dành cho hoạt động tắm biển: 28,8 ha (chiều dài: 650m, chiều rộng là 200m tính theo đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm).
+ Khu vực dành cho phương tiện vui chơi giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao biển: 64,8 ha.
+ Loại hình phương tiện được khuyến nghị: Phương tiện có động cơ; phương tiện không có động cơ và phương tiện thủy nội địa kết hợp hoạt động trượt phao biển, bơi, lặn, chèo SUP, Kayak...
(Chi tiết tại Sơ đồ 8 - đính kèm)
Các hoạt động tại khu vực ven bán đảo Sơn Trà (bao gồm khu vực vùng nước trước dự án Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc và trước khu du lịch Tiên Sa[3]) được thực hiện sau khi đảm bảo các thủ tục do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định.
đ) Định hướng tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước khu vực Sông Hàn
- Phạm vi vùng nước: từ cầu Sông Hàn đến cầu Trần Thị Lý.
- Diện tích Khu vực dưới nước:
+ Chiều dài: khoảng 02 km.
+ Chiều rộng: giới hạn bởi 100m chiều rộng tính từ bờ ra mép hành lang bảo vệ luồng đường thủy Sông Hàn thuộc phía bờ Đông.
+ Khu vực hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước: thuộc vùng 2.
- Loại hình phương tiện được khuyến nghị:
+ Phương tiện không có động cơ: Ván chèo đứng (SUP), chèo thuyền kayak, các hoạt động thể thao và một số loại hình khác theo quy định.
+ Đối với các phương tiện có động cơ: hoạt động trình diễn trong các dịp lễ, tết và các sự kiện lớn, các sự kiện thể thao khi có chủ trương cho phép của cấp có thẩm quyền và hoạt động cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật.
(Chi tiết tại Sơ đồ 9 - đính kèm)
III. CÔNG TÁC AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước
- Tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước thực hiện các nội dung đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019; Điều 9, Điều 10 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017; và các quy định pháp luật liên quan khác.
- Chấp hành nghiêm túc theo Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Khuyến nghị tổ chức, cá nhân duy trì thái độ ứng xử văn minh, thân thiện; tuyên truyền, nhắc nhở khách giữ gìn vệ sinh môi trường; mua bảo hiểm cho khách, thông tin cho khách, hướng dẫn khách ký cam kết trách nhiệm khi tham gia hoạt động; ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường.
- Phối hợp, thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động khi có đề nghị của các cơ quan có chức năng theo đúng quy định.
2. Đối với người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước, thể thao biển
- Cá nhân tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 12 của Luật Du lịch năm 2017 và Điều 8, Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019.
- Chấp hành nghiêm Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu theo đúng quy định.
IV. THỜI GIAN TRIỂN KHAI PHƯƠNG ÁN
Từ năm 2025 - 2030. Tùy tình hình thực tế trong quá trình triển khai phương án, nhu cầu của doanh nghiệp, của người dân, du khách hoặc có quy định khác của pháp luật chuyên ngành, UBND thành phố sẽ xem xét bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
Định kỳ hàng năm, các đơn vị liên quan căn cứ nội dung nhiệm vụ được phân công; lập dự toán đề xuất, gửi Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ trong nguồn kinh phí ngân sách hàng năm theo phân kỳ phương án.
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại vùng 1 theo Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ và Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ.
- Thực hiện chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 của UBND thành phố về việc công bố các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đề xuất UBND thành phố xem xét bổ sung, điều chỉnh phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao tại khu vực khu vực biển ven bờ (bao gồm khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà) và khu vực Sông Hàn phù hợp thực tế và đảm bảo theo các quy định; báo cáo, đề xuất UBND thành phố giải quyết kịp thời khi gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
- Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo triển khai Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ và Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ.
- Tuyên truyền, phổ biến Phương án này cho các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, tổ chức kiểm tra và công bố danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định đối với các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và các văn bản liên quan khác. Đồng thời, phối hợp với các ngành xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 45/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Chỉ đạo Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng:
+ Phối hợp các đơn vị có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ tham gia tổ chức khai thác hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ (bao gồm khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà).
+ Phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, dưới nước tại khu vực biển thuộc phạm vi được giao quản lý.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo kịp thời đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động/tổ chức kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí dưới nước tạm dừng hoạt động khi có điều kiện thời tiết xấu hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
+ Chủ động có kế hoạch quản lý và hướng dẫn hoạt động du lịch sinh thái tại vùng bảo vệ san hô khu vực bán đảo Sơn Trà, thực hiện việc thả phao khoanh vùng các khu vực bảo vệ san hô theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện quản lý đối với các hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện, hoạt động thể thao mạo hiểm và các hoạt động thể thao khác theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm trong hoạt động thể thao theo Nghị định số 46/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu quy định về công tác quản lý hoạt động thể thao biển trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng tiêu chuẩn quy định về quản lý hoạt động vui chơi giải trí dưới nước theo quy định tại Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Chủ trì tham mưu UBND thành phố xem xét chủ trương tổ chức các sự kiện lớn, sự kiện dịp lễ/tết, các sự kiện văn hóa, thể thao (bao gồm các sự kiện có hoạt động vui chơi giải trí dưới nước) tại khu vực Sông Hàn và tại các bãi biển trên địa bàn thành phố.
- Tuyên truyền, phổ biến Phương án này cho các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
4. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Chủ trì hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ môi trường vùng ven bờ và biển, các thủ tục về thuê đất, giao khu vực biển theo thẩm quyền quy định.
- Giám sát, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về các phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước hoạt động đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc triển khai phương án tổ chức khai thác hoạt động vui chơi giải trí dưới nước bảo tồn, bảo vệ san hô, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, UBND các quận ven biển và các lực lượng chức năng liên quan kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì hướng dẫn doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư xây dựng theo quy định trong trường hợp hồ sơ đề nghị công bố vùng hoạt động có dự án đầu tư xây dựng.
- Phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện thủ tục, hình thức để lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoạt động, khai thác vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố
- Chủ trì thực hiện quản lý và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định theo Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Biên giới quốc gia; Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước CHXHCN Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát người, các phương tiện hoạt động ra vào khu vực biên giới biển theo quy định; tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Điều động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo đồn biên phòng trên địa bàn các quận có khu vực biên giới biển thường xuyên kiểm tra, xử lý các phương tiện chưa đăng ký phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước và phương tiện được miễn đăng ký, cũng như các phương tiện đã được đăng ký nhưng hoạt động không đúng theo quy định.
- Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc tăng cường giám sát, kiểm tra xử lý nghiêm các hoạt động trái phép ở khu vực Bãi Nồm tại bán đảo Sơn Trà theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 1915/UBND-SGTVT ngày 27/3/2020 về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, PCCC trên tuyến đường thủy nội địa.
- Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc phối hợp với Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng chủ động theo dõi tình hình thời tiết, thông báo kịp thời và tạm dừng hoạt động tổ chức dịch vụ khi điều kiện thời tiết xấu.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố
Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
8. Công an thành phố
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương liên quan trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và các hoạt động thể thao tại các bãi biển, khu vực biển ven bờ (gồm khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà) và khu vực Sông Hàn.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự; phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật hiện hành.
9. UBND các quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Trong đó, lưu ý:
+ Chủ trì tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 2 thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 19/2024/NĐ-CP.
+ Chỉ đạo UBND các phường chủ trì và phối hợp các đơn vị trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra theo khoản 2, Điều 28, Nghị định 48/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 14, Điều 1, Nghị định 19/2024/NĐ-CP) và xử lý đối với các trường hợp hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước chưa đúng quy định thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thực hiện việc cứu hộ cứu nạn khi xảy ra các trường hợp rủi ro đối với khách du lịch theo Quyết định số 9143/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND thành phố ban hành hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý rủi ro trong các hoạt động liên quan đến khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội Biên phòng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trong quá trình hoạt động.
- Tuyên truyền, phổ biến Phương án này cho các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
10. UBND các phường có phạm vi quản lý liên quan khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn
- Thực hiện quản lý phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước được miễn đăng ký theo quy định tại Nghị định số 19/2024/NĐ-CP ngày 23/02/2024.
- Phối hợp các đơn vị trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước chưa đúng quy định.
11. Đề nghị Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng
- Căn cứ Thông tư số 02/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ Giao thông vận tải công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2 của Thông tư nêu trên, có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng.
- Tham gia ý kiến khu vực đồng ý chấp thuận hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại vùng 1 khi có văn bản theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
12. Đề nghị Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển sản phẩm du lịch và thông tin, quảng bá các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước tại các khu vực biển ven bờ (gồm khu vực biển ven bán đảo Sơn Trà) và khu vực Sông Hàn.
- Phổ biến tuyên truyền nội dung Phương án này cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố để triển khai thực hiện.
13. Đề nghị các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động vui chơi giải trí dưới nước
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện kinh doanh theo đúng các quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục, thể thao; Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 5/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; Thông tư số 17/2018/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Mô tô nước trên biển; Thông tư 07/2020/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định nội dung tập huấn cho người lái phương tiện và kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động và kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí dưới nước; Chấp hành nghiêm sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng trong quá trình triển khai theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Phương án tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước tại khu vực biển ven bờ và khu vực Sông Hàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đề nghị các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện./.
CÁC VỊ TRÍ MẶT NƯỚC BÊN BỜ ĐÔNG SÔNG HÀN KHAI THÁC
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI, GIẢI TRÍ DƯỚI NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 1555 ngày 19 tháng 5 năm 2025 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
* Đoạn từ cầu Sông Hàn đến cầu Rồng
* Đoạn từ Cầu Rồng đến Cầu Trần Thị Lý