Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 1369/QĐ-UBND về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 1369/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/06/2025
Ngày có hiệu lực 11/06/2025
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Đình Việt
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1369/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 6 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỚI MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG NĂM 2025 ĐẠT 8% TRỞ LÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên; Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 31/5/2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.

Căn cứ Nghị quyết số 420/NQ-HĐND ngày 05/12/2024 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Nghị quyết số 457/NQ-HĐND ngày 20/02/2025 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị quyết số 420/NQ-HĐND ngày 05/12/2024 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 461/NQ-HĐND ngày 20/02/2025 của HĐND tỉnh về việc thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 422/NQ-HĐND ngày 05/12/2024 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách năm 2025;

Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 340/TTr-STC ngày 06/6/2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên như sau:

Năm 2024, mặc dù khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, nhiều yếu tố rủi ro, bất định, diễn biến phát sinh vượt ngoài khả năng dự báo; bất ổn chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực; thiên tai, dịch bệnh, thời tiết biến đổi và diễn biến phức tạp, khó lường gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của các lực lượng và Nhân dân trong tỉnh, năm 2024 đã hoàn thành và vượt kế hoạch 25/28 chỉ tiêu chủ yếu; kinh tế duy trì tăng trưởng, GRDP tăng 6,3% so với năm 2023; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, hoàn thành dự toán Trung ương giao; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện; công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt được kết quả quan trọng; các lĩnh vực an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được đặc biệt quan tâm; kịp thời hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở; an ninh, quốc phòng, đối ngoại được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - vừa là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, vừa là thời điểm chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để đưa đất nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới phát triển. Trong khi đó tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục biến động nhanh, phức tạp và khó lường, với những thách thức ngày càng gia tăng - từ suy thoái kinh tế, xung đột địa chính trị đến biến đổi khí hậu và các rủi ro an ninh phi truyền thống - địa phương phải đóng vai trò tiên phong, chủ động thích ứng, linh hoạt ứng phó, biến thách thức thành cơ hội. Bên cạnh đó, những hạn chế nội tại kéo dài, cùng với tác động của thiên tai, thời tiết cực đoan, dịch bệnh… tiếp tục là những yếu tố cản trở tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, tỉnh cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện; tăng cường tính kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong toàn hệ thống chính trị; chủ động bám sát chỉ đạo của Trung ương, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

I. CHỦ ĐỀ, QUAN ĐIỂM, TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và giai đoạn 5 năm 2021-2025 theo Kết luận, yêu cầu của Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành để năm 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 8%, tạo nền tảng vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo; tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, không ngừng nỗ lực sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, chung sức, đồng lòng, biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt theo chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá” với 05 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, gồm:

1. Quán triệt và triển khai hiệu quả 5 quan điểm trọng tâm theo Nghị quyết 154/NQ-CP của Chính phủ, đặc biệt tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp chủ yếu và “bộ tứ trụ cột” về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hội nhập quốc tế; xây dựng và thi hành pháp luật; phát triển kinh tế tư nhân. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; các Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Triển khai đồng bộ Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 13/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 97-KL/TW ngày 05/10/2024 tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 27/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và quyết tâm hành động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị, chủ động, tích cực chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

2. Phân tích kỹ lưỡng, đánh giá sát tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, từ đó có các giải pháp đột phá trên tinh thần "chỉ tiêu nào chưa đạt thì phải đạt, chỉ tiêu đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả", phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra. Đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để đưa Sơn La phát triển bền vững, góp phần đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

3. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đạt 8% nhằm tạo đà, tạo lực và tạo thế vững chắc cho những năm tiếp theo đạt mức tăng trưởng hai con số. Với tinh thần: “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng thuận, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.” Bám sát thực tiễn, kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh, giữ vững tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung,” đồng thời kiên định “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả.” Phát huy vai trò của “chính quyền địa phương quyết tâm - hành động - chịu trách nhiệm,” gắn kết với giám sát và kiểm tra chặt chẽ từ cấp trên. Các cấp, các ngành, địa phương cần đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo của Trung ương.

4. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên tinh thần “Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo và tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

5. Phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại là trọng yếu, thường xuyên. Xây dựng, phát triển đất nước trên tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; khai thác tối đa mọi cơ hội, động lực, nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xác định đột phá về thể chế là “đột phá của đột phá”, phải đi sớm, đi trước mở đường cho phát triển. Đẩy mạnh hơn nữa việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, phát huy hiệu quả các nguồn lực cơ chế, chính sách, các quy định mới; tiếp tục tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

1.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương

Triển khai hiệu quả Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật và Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền để kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản chồng chéo, không phù hợp, ban hành quy định mới phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành để giải phóng mọi nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với việc chuyển đổi số. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận pháp luật và bảo đảm an toàn pháp lý của cá nhân, tổ chức.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả thi hành pháp luật và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp, đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06.

1.2. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; thực hiện nghiêm các kết luận sau thanh tra, kiểm tra.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...