Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghị quyết 103/NQ-HĐND năm 2024 quyết định phân bổ dự toán ngân sách địa phương tỉnh Ninh Bình năm 2025

Số hiệu 103/NQ-HĐND
Ngày ban hành 04/12/2024
Ngày có hiệu lực 01/01/2025
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Mai Văn Tuất
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
 TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 12 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 26

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;

Xét Tờ trình số 158/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình dự thao Nghị quyết quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương tỉnh Ninh Bình năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nguyên tắc phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2025

1. Dự toán chi thường xuyên năm 2025 được xây dựng đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật khác có liên quan; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị. Đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với lộ trình tinh giản biên chế theo các Nghị quyết của Trung ương.

2. Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản, lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Dự toán chi thường xuyên được xác định theo định mức quy định tại Nghị quyết số 113/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 95/2023/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 113/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 95/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình, đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án,... của trung ương và của tỉnh. Đối với nguồn kinh phí đảm bảo tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng được đảm bảo luôn từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm, nguồn giảm 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 (trừ đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, không có nguồn thu sự nghiệp) khối tỉnh, nguồn thu sự nghiệp đ lại theo quy định tại dự toán năm 2025 của các huyện, thành phố và chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2024 sang năm 2025.

4. Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát các lĩnh vực, nhiệm vụ chi đ bố trí có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với khả năng giải ngân và cân đối ngân sách địa phương, đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ do Trung ương và địa phương ban hành.

5. Bố trí chi trả nợ đầy đ, đúng hạn; quản lý chặt chẽ các khoản vay; bố trí dự phòng hợp lý để xử lý các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ phát sinh của các cơ quan, đơn vị.

6. Bố trí dự phòng ngân sách cho các huyện, thành phố dự toán năm 2025 với tỷ lệ 2% tổng chi ngân sách huyện, thành phố và đảm bảo không thấp hơn so với dự toán năm 2024.

7. Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện bố trí kinh phí vốn sự nghiệp thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là 75,75 tỷ đồng[1]; Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững là 36,063 tỷ đồng; Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 28,44 tỷ đồng.

8. B trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa từ nguồn thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa hoàn trả theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước là 104,24 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ theo điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ, gồm phân bổ 80% cho các huyện, thành phố[2] và 20% cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi.

9. B trí ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố kinh phí duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp bách sự cố đê điều theo Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình là 45 tỷ đồng[3].

10. Năm 2025 là năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách 2023-2025, dự toán chi cân đối ngân sách các huyện, thành phố tính trên sở dự toán thu ngân sách huyện, thành phố được hưởng theo phân cấp và s bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố đã được Hội đồng nhân dân quyết định cho giai đoạn 2023-2025. Tuy nhiên, có một số địa phương có dự toán thu năm 2025 giảm so với dự toán năm 2023 khiến mặt bằng chi cân đối ngân sách huyện, thành phố giảm so với năm 2023, không đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách, chế độ và nhiệm vụ chính trị quan trọng theo phân cấp. Vì vậy đối với các địa phương này, thực hiện bố trí ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách huyện, thành phố năm 2025 không thấp hơn dự toán chi cân đối ngân sách huyện, thành phố năm 2023, số tiền 4,449 tỷ đồng[4]. Việc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh được xác định ở khâu dự toán, không phụ thuộc vào kết quả thực hiện thu ngân sách địa phương năm 2025 của từng huyện, thành phố. Các huyện, thành phố thực hiện phân b khoản kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ bù mặt bằng chi cân đối ngân sách địa phương này để thực hiện các nhiệm vụ chi cân đối ngân sách địa phương (không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể).

11. Năm 2025 là năm diễn ra Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ XI; năm diễn ra nhiều sự kiện kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, đất nước, dân tộc: Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh 02/9; năm có ngày kỷ niệm năm tròn chẵn của hầu hết các bộ, ngành và nhiều địa phương. Thực hiện bố trí ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố, gồm:

- Tăng 2% số bổ sung cân đối ngân sách địa phương cho các huyện, thành phố, số tiền là 96,326 tỷ đồng[5];

- Bố trí tăng kinh phí hỗ trợ công tác an ninh, quốc phòng với mức 5 tỷ đồng/huyện, thành phố;

- Bố trí tăng kinh phí thực hiện công tác kiến thiết thị chính và các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện, thành phố với mức hỗ trợ huyện Hoa Lư, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình 20 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển đơn vị đô thị và hoàn thiện các tiêu chí công nhận là đô thị loại I đô thị loại II trực thuộc tỉnh, các huyện còn lại 5 tỷ đồng/huyện.

Đây là định mức để xác định tổng nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh về cho ngân sách các huyện, thành phố, căn cứ vào tình hình cụ thể Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

12. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 10 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, bố trí ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố 10 tỷ đồng/huyện, thành phố, riêng đối với huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình bổ sung 5 tỷ đồng/huyện, thành phố do dự kiến năm 2025 sẽ hợp nhất thành thành phố Hoa Lư.

13. Bố trí kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị giáo dục theo định mức phân bổ là 50 triệu đồng/cơ sở giáo dục, đào tạo[6] và kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các cơ sở trường lớp học theo định mức phân bổ là 370 triệu đồng/cơ sở giáo dục, đào tạo[7]. Đây là định mức để xác định tổng nguồn kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh về cho ngân sách các huyện, thành phố, căn cứ vào tình hình cụ thể Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...