Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 753/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 753/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2025
Ngày có hiệu lực 04/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Phan Văn Đăng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 753/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 04 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 08/01/2025 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Cụ thể hóa từng nội dung để triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 08/01/2025 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025;

2. Tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của các sở, ngành, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của các Chỉ số PCI, PGI, PAR, SIPAS, PAPI; hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp với mục tiêu xuyên suốt là “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”; triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hằng năm; tiếp tục duy trì xếp hạng Chỉ số PCI và PGI của tỉnh Bình Thuận bằng hoặc cải thiện hơn so với năm 2024 về chất lượng điều hành.

3. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo hướng giảm chi phí tuân thủ, bảo đảm an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế; thực hiện phân cấp, phân quyền; thúc đẩy tinh thần kinh doanh; khuyến khích đổi mới, sáng tạo; đồng thời củng cố niềm tin, tạo điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2025 tăng ít nhất 10% so với năm 2024; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2025 tăng dưới 10% so với năm 2024.

4. Xây dựng môi trường đầu tư của tỉnh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững; tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhiệm vụ và giải pháp chung:

- Tiếp tục tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành và địa phương tại Kế hoạch số 2484/KH-UBND ngày 04/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và Chỉ số Xanh (PGI) tỉnh Bình Thuận năm 2024; Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 28/11/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả đánh giá chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2023.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2024 - 2026 tại Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 27/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tiếp cận các nguồn lực, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 2510/KH-UBND ngày 12/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Tăng cường tổ chức thực hiện Kế hoạch số 3712/KH-UBND ngày 29/9/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 04/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả danh mục các dịch vụ công trực tuyến một phần, toàn trình của tỉnh trong năm 2025 đã được phê duyệt.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước; giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.

- Tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 09/01/2025 của Thủ tướng chính phủ.

- Tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tránh gây phiền hà cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Giảm thiểu tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau đây:

- Tháo gỡ bất cập về pháp lý và thực thi trong thực hiện dự án đầu tư.

- Nâng cao chất lượng danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

- Tháo gỡ các điểm nghẽn, xây dựng giải pháp đột phá về thể chế, cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút, chuyển giao, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến.

- Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh.

- Rà soát, giảm số lượng các hoạt động thanh tra doanh nghiệp.

(Kèm theo các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể tại Phụ lục: Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, trong tháng 03/2025 xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch hành động hoặc văn bản cụ thể triển khai, thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng và 01 năm báo cáo tình hình triển khai, thực hiện gửi về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...