Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chương trình hành động 68-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2025
Ngày có hiệu lực 28/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 03 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 68-CTR/TU NGÀY 10/01/2025 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 10/7/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Thực hiện Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 10/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy);

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và chính quyền các cấp quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và cụ thể hoá Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý và chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tình hình cụ thể của cơ quan, địa phương, đơn vị.

2. Yêu cầu

Đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả, phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là vai trò người đứng đầu trong thực hiện đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư và Chương trình hành động số 68-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đảm bảo nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện; thực hiện sơ kết, tổng kết theo quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xác định vai trò của nông dân tiếp tục là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Do vậy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ; bảo đảm an ninh lương thực; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2030, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới đạt tiêu chí Lao động (tỷ lệ lao động qua đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; trong đó đến năm 2025, 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70% trở lên; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ đạt từ 20% trở lên.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, giám sát đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu học nghề, việc làm của người dân, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hoá, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn; tổ chức đào tạo nghề gắn với mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất lớn. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; xây dựng các mô hình kết nối giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động ở từng vùng, từng huyện, thành phố; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ thể liên kết tạo đột phá trong phát triển nhân lực theo Đề án cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo triển khai chương trình, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030, gắn với thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục ưu tiên đào tạo nghề cho lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật; quan tâm đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chuyển sang học nghề, khuyến khích hoạt động vừa tổ chức học nghề kết hợp học văn hoá phổ thông để nâng cao kiến thức văn hoá và nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên trước khi tham gia thị trường lao động; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động trong các khu công nghiệp, bộ đội xuất ngũ, người cao tuổi còn đủ sức khỏe có nhu cầu tham gia thị trường lao động.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; huy động sự tham gia, giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hằng năm.

2. Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.1. Thực hiện cập nhật, bổ sung ngành, nghề đào tạo, chuẩn hoá nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đảm bảo các điều kiện, yêu cầu tối thiểu và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; quan tâm, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của tỉnh, người học. Phát huy tính chủ động của người học, gắn kết đào tạo nghề với học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập ở khu vực nông thôn, góp phần xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, có ý chí, khát vọng xây dựng quê hương đất nước phồn vinh, hạnh phúc, có trình độ học vấn, năng lực đổi mới sáng tạo và tổ chức sản xuất tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ quan chủ trì: Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hằng năm.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...