Kế hoạch 4679/KH-UBND năm 2020 về phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 4679/KH-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2020 |
Ngày có hiệu lực | 22/10/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Lê Ô Pích |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4679/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 22 tháng 10 năm 2020 |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 và Công điện số 481/CĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 25/2019/TT- BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ cháy rừng trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) giai đoạn 2021-2025, gồm những nội dung sau:
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy, trình độ chuyên môn trong việc PCCCR; nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng, chính quyền địa phương; đầu tư và bố trí hợp lý công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy...
- Tăng cường sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương, giữa các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.
- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu Cầu
- Phải xác định rõ PCCCR là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, trong đó trách nhiệm hàng đầu thuộc cấp ủy, chính quyền các cấp và chủ rừng; là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện, lấy phương châm phòng là chính, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị để kịp thời hỗ trợ, xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
- Lực lượng Kiểm lâm với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về PCCCR.
1. Tổ chức, chỉ đạo công tác PCCCR
1.1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp
- Hàng năm, cơ quan thường trực về PCCCR (Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm) tham mưu cho UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy cấp tỉnh và Ban chỉ huy cấp huyện của 06 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Yên Dũng); xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy.
- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR của 73 xã trọng điểm cháy rừng; xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR theo quy định. Đối với các xã còn lại, căn cứ vào tình hình thực tế có thể thành lập Ban chỉ huy để chỉ đạo, triển khai công tác PCCCR tại địa phương.
- UBND cấp xã chỉ đạo các thôn (bản) có rừng củng cố, kiện toàn các tổ, đội bảo vệ rừng, PCCCR và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập tổ chức Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác PCCCR trên diện tích được giao, quản lý.
Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR tại địa phương, chủ rừng; ngân sách tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh; các địa phương, căn cứ tình hình thực tế bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, xã và các tổ, đội PCCCR của thôn, bản; chủ rừng tự bố trí kinh phí cho hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
1.2. Tổ chức xây dựng lực lượng PCCCR các cấp
a) Cấp tỉnh:
- Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm) là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh (Ban chỉ huy cấp tỉnh). Chi cục Kiểm lâm kiện toàn Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR duy trì thường xuyên có mặt 6 người; một trong những nhiệm vụ chính của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là cơ động, tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh; công chức Kiểm lâm thuộc Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR hàng năm được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ công tác PCCCR (như: xe ô tô chuyên dùng, thiết bị chỉ huy, thông tin liên lạc, dụng cụ chữa cháy rừng...).
- Các lực lượng khác: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, những đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn,... là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động. Việc huy động lực lượng, phương tiện và phối hợp chỉ huy chữa cháy thực hiện theo Phương án huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn, cháy có nguy cơ lan rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
b) Cấp huyện:
- Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện (Ban chỉ huy cấp huyện). Hạt Kiểm lâm kiện toàn Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR từ 5-7 người (theo hình thức biên chế thường xuyên và kiêm nhiệm), được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCCCR.
- Các lực lượng khác: Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện, thành phố, những đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn,... là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động; thực hiện theo Phương án huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn, cháy có nguy cơ lan rộng trên địa bàn các huyện, thành phố.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4679/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 22 tháng 10 năm 2020 |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (Nghị định số 156/2018/NĐ-CP); Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 và Công điện số 481/CĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 25/2019/TT- BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 1299/CT-BNN-TCLN ngày 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 01/11/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Để chủ động ứng phó với nguy cơ cháy rừng trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) giai đoạn 2021-2025, gồm những nội dung sau:
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy, trình độ chuyên môn trong việc PCCCR; nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng, chính quyền địa phương; đầu tư và bố trí hợp lý công trình phòng cháy, trang thiết bị, công cụ chữa cháy...
- Tăng cường sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành của địa phương, giữa các lực lượng chữa cháy rừng các cấp, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.
- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu Cầu
- Phải xác định rõ PCCCR là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, trong đó trách nhiệm hàng đầu thuộc cấp ủy, chính quyền các cấp và chủ rừng; là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện, lấy phương châm phòng là chính, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị để kịp thời hỗ trợ, xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
- Lực lượng Kiểm lâm với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về PCCCR.
1. Tổ chức, chỉ đạo công tác PCCCR
1.1. Thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp
- Hàng năm, cơ quan thường trực về PCCCR (Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm) tham mưu cho UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy cấp tỉnh và Ban chỉ huy cấp huyện của 06 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Việt Yên và Yên Dũng); xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy.
- UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR của 73 xã trọng điểm cháy rừng; xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR theo quy định. Đối với các xã còn lại, căn cứ vào tình hình thực tế có thể thành lập Ban chỉ huy để chỉ đạo, triển khai công tác PCCCR tại địa phương.
- UBND cấp xã chỉ đạo các thôn (bản) có rừng củng cố, kiện toàn các tổ, đội bảo vệ rừng, PCCCR và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập tổ chức Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác PCCCR trên diện tích được giao, quản lý.
Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác PCCCR tại địa phương, chủ rừng; ngân sách tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh; các địa phương, căn cứ tình hình thực tế bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho hoạt động của Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, xã và các tổ, đội PCCCR của thôn, bản; chủ rừng tự bố trí kinh phí cho hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
1.2. Tổ chức xây dựng lực lượng PCCCR các cấp
a) Cấp tỉnh:
- Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm) là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban chỉ huy PCCCR cấp tỉnh (Ban chỉ huy cấp tỉnh). Chi cục Kiểm lâm kiện toàn Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR duy trì thường xuyên có mặt 6 người; một trong những nhiệm vụ chính của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là cơ động, tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh; công chức Kiểm lâm thuộc Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR hàng năm được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ công tác PCCCR (như: xe ô tô chuyên dùng, thiết bị chỉ huy, thông tin liên lạc, dụng cụ chữa cháy rừng...).
- Các lực lượng khác: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, những đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn,... là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động. Việc huy động lực lượng, phương tiện và phối hợp chỉ huy chữa cháy thực hiện theo Phương án huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn, cháy có nguy cơ lan rộng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
b) Cấp huyện:
- Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện (Ban chỉ huy cấp huyện). Hạt Kiểm lâm kiện toàn Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR từ 5-7 người (theo hình thức biên chế thường xuyên và kiêm nhiệm), được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCCCR.
- Các lực lượng khác: Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện, thành phố, những đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn,... là lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh huy động; thực hiện theo Phương án huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn, cháy có nguy cơ lan rộng trên địa bàn các huyện, thành phố.
c) Cấp xã:
- Các xã trọng điểm cháy rừng (73 xã) thành lập các Đội xung kích PCCCR, nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, đoàn viên thanh niên ở địa phương; mỗi đội có từ 10-15 người do Chỉ huy trưởng Ban quân sự xã hoặc Trưởng công an xã làm Đội trưởng. Đội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND cấp xã và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm lâm phụ trách địa bàn; hàng năm được đào tạo, huấn luyện và trang bị công cụ cần thiết để chữa cháy rừng. Đội có quy chế hoạt động và phân thành từng nhóm phụ trách các khu rừng trọng điểm cháy.
- Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ huy PCCCR cấp xã (Ban chỉ huy cấp xã), xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch PCCCR trên địa bàn quản lý.
d) Cấp thôn, bản, chủ rừng lớn: Các thôn, bản có diện tích rừng quản lý và chủ rừng lớn (các Ban quản lý rừng, công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp...) có từ 30 ha rừng trở lên thành lập tổ PCCCR (bao gồm cả lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng). Tổ PCCCR là lực lượng tại chỗ, trực tiếp chữa cháy rừng và phối hợp với nhân dân trong thôn, bản chữa cháy rừng. Năm 2020, đã thành lập 553 tổ, đội với 6.220 thành viên; dự kiến từ nay đến năm 2025, thành lập và duy trì hoạt động khoảng 560 tổ, đội với 6.250 thành viên.
1.3. Chỉ đạo kiểm tra công tác PCCCR
Ban chỉ huy cấp tỉnh, huyện hàng năm ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác PCCCR; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành có từ 5-8 thành viên (gồm: Kiểm lâm, Công an, Quân đội...) do lãnh đạo cơ quan Kiểm lâm làm Trưởng đoàn. Tổ chức từ 01-02 đợt kiểm tra/năm để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PCCCR tại các huyện, xã, các chủ rừng lớn trên địa bàn và kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
2.1. Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng
- Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng:
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
UBND cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
- Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, UBND cấp xã lập phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCCR
- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCCR phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức PCCCR, nhất là các cộng đồng dân cư sống trong rừng, ven rừng và chính quyền các xã, thôn, bản có rừng.
- Nội dung tuyên truyền: Văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCCR theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; trách nhiệm của các ngành, các cấp, đơn vị, chủ rừng và người dân trong công tác PCCCR; tác hại, tính chất nguy hiểm của cháy rừng, các nguyên nhân gây cháy rừng và giải pháp phòng ngừa, biện pháp xử lý các tình huống cháy rừng, công tác tự kiểm tra an toàn về PCCCR cho các chủ rừng; biện pháp sử dụng lửa an toàn trong sản xuất và sinh hoạt vào thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng; thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm điểm cháy rừng; hướng dẫn các biện pháp, quy trình phòng cháy rừng, báo tin khi cháy rừng xảy ra, hướng dẫn quy trình xử lý khi có cháy rừng xảy ra; thực tập phương án chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng; xử lý đối với trường hợp cố tình đốt, phá rừng...
- Hình thức tuyên truyền: Xây dựng các chuyên đề, phóng sự về bảo vệ rừng và PCCCR thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông; tổ chức các hội nghị, cuộc thi tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp và các quy định về PCCCR; xây dựng, duy tu các bảng tin tuyên truyền, bảng nội quy, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; phát hành các tài liệu, in đĩa, thu các USB tuyên truyền về bảo vệ rừng và PCCCR; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy ước, hương ước thôn bản trong đó có nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR đối với các khu rừng trọng điểm cháy có nguy cơ cháy cao.
Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí thực hiện: 20 chuyên đề, 10 phóng sự, 25 bài viết, 125 tin, 10 cuộc thi, 2.000 tranh, tờ rơi có nội dung tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
2.3. Tập huấn, huấn luyện, diễn tập chữa cháy rừng
a) Tập huấn nghiệp vụ quản lý lửa rừng:
- Số lượng: 05 lớp.
- Đối tượng: Là lực lượng PCCCR của Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm; các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp, lao động hợp đồng PCCCR cấp xã,…
- Nội dung: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR các cấp; giải pháp, biện pháp kỹ thuật PCCCR; xác định các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; tổ chức chỉ huy và xây dựng công trình PCCCR,…
b) Tập huấn kiến thức PCCCR:
- Số lượng: 25 lớp.
- Đối tượng: Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các chủ rừng; tổ đội xung kích của xã, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng thôn, bản,…
- Nội dung: Phổ biến những kiến thức cơ bản về PCCCR, kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, biện pháp an toàn, nguyên nhân và tác hại của cháy rừng; quyền lợi và trách nhiệm của chủ rừng…
c) Huấn luyện, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ PCCCR:
- Số lượng: 25 lớp.
- Mục đích: Nhằm nâng cao hiệu quả của lực lượng PCCCR chuyên ngành các cấp trong việc quản lý, sử dụng, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR phục vụ kịp thời cho công tác chữa cháy rừng; hướng dẫn thực hành, vận hành và sử dụng trang thiết bị, dụng cụ PCCCR đúng quy trình kỹ thuật; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, bảo trì, bảo quản, sắp xếp khoa học, ngăn nắp, thuận tiện đối với các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
c) Diễn tập chữa cháy rừng:
Giúp chính quyền và Ban chỉ huy cấp huyện, xã, các cơ quan, đơn vị tiếp cận với các tình huống chữa cháy rừng, rèn luyện khả năng tổ chức chỉ huy, huy động lực lượng, phối hợp chữa cháy rừng; kỹ năng sử dụng trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy và thực hành các biện pháp, kỹ thuật chữa cháy rừng. Hàng năm lực lượng Kiểm lâm tham mưu cho UBND các cấp tổ chức diễn tập chữa cháy rừng với các tình huống cháy rừng cụ thể, theo quy mô cấp huyện và quy mô cấp xã.
2.4. Xây dựng, duy trì các công trình PCCCR và trang bị các thiết bị, dụng cụ, bảo hộ lao động PCCCR
a) Xây dựng, duy trì các công trình PCCCR
Để nâng cao hiệu quả công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới ngoài các công trình hiện có, ngân sách tỉnh hàng năm bố trí đầu tư xây dựng, duy tu một số công trình PCCCR tại các khu vực trọng điểm cháy; cụ thể:
- Tu bổ đường băng trắng cản lửa: 20,0 km.
- Hạ cấp thực bì: 20,0 ha.
- Chăm sóc, bảo vệ mô hình đường băng xanh năm 2, 3, 4: 0,5 km.
- Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên 03 chòi canh lửa.
b) Trang bị các thiết bị, dụng cụ, bảo hộ lao động PCCCR
Việc chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR để chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra là rất quan trọng và cần thiết; các dụng cụ và phương tiện chữa cháy rừng phải được cất giữ ở cơ sở, khi cháy rừng có thể huy động được ngay; đồng thời phải được quản lý, bảo quản gọn gàng, chặt chẽ, thường xuyên được bảo dưỡng để đảm bảo sử dụng tốt khi có cháy rừng xảy ra. Trong thời gian tới, ngân sách Nhà nước tiếp tục bố trí kinh phí để mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng như: Vỉ dập lửa, dao phát, đèn pin, loa pin cầm tay,… và một số bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, giầy đi rừng, mũ nhựa bảo hộ…, nhằm đảm bảo trang bị một cách tốt nhất để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR, hạn chế được tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra.
2.5. Thực hiện tiêu giảm nguồn vật liệu cháy dưới tán rừng
- Hàng năm trước mùa khô, các chủ rừng (các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân,…) phải thực hiện việc chăm sóc, tu bổ, vệ sinh rừng nhằm tiêu giảm nguồn vật liệu cháy; nhất là đối với các khu rừng có thực bì dày, rậm, nguy cơ cháy cao, ven các tuyến đường giao thông, gần khu dân cư, nơi có nhiều người qua lại phải được ưu tiên thực hiện; kinh phí từ nguồn vốn đầu tư trồng rừng của các chương trình, dự án và kinh phí của chủ rừng.
- Kinh phí tiêu giảm nguồn vật liệu cháy (chủ yếu ở rừng trồng) do các chủ rừng tự bỏ kinh phí thực hiện. Ngân sách Nhà nước chỉ đầu tư cho một số khu rừng trồng trọng điểm và quan trọng có nguy cơ cháy cao tại các khu rừng đặc dụng, phòng hộ; cụ thể, ngân sách tỉnh bố trí thực hiện 125,0 ha.
- Ngoài ra ở những khu rừng có điều kiện, chủ rừng có thể áp dụng biện pháp đốt trước có điều khiển (đốt có kiểm soát) nhằm tiêu giảm nguồn vật liệu cháy.
2.6. Thông tin dự báo và phát hiện sớm cháy rừng
a) Thông tin dự báo cháy rừng:
Chi cục Kiểm lâm thường xuyên cập nhật, xử lý số liệu thời tiết từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh thông qua phần mềm cảnh báo cháy rừng (bằng duy trì hoạt động Website Chi cục Kiểm lâm) và thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng của Cục Kiểm lâm để dự báo nguy cơ cháy rừng trên 04 vùng của tỉnh, gồm:
Vùng 1: Huyện Sơn Động.
Vùng 2: Huyện Lục Ngạn và Lục Nam.
Vùng 3: Huyện Yên Thế, Tân Yên và Hiệp Hòa.
Vùng 4: Huyện Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang và TP. Bắc Giang.
Khi dự báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm), cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) phải thông tin cảnh báo kịp thời:
- Cấp tỉnh (Chi cục Kiểm lâm): Thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng đến Ban chỉ huy cấp huyện, Hạt Kiểm lâm và trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang.
- Cấp huyện (Hạt Kiểm lâm): Thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng đến Ban chỉ huy cấp xã, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao cấp huyện, Kiểm lâm địa bàn.
- Cấp xã (Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ hợp đồng PCCCR của xã): Thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên Đài truyền thanh của xã tới các thôn, bản để nhân dân, chủ rừng biết để chủ động thực hiện các biện pháp PCCCR.
b) Phát hiện sớm cháy rừng
- Trong thời gian cao điểm mùa khô, phải tổ chức duy trì hoạt động thường xuyên tại 03 chòi canh lửa rừng; mỗi chòi bố trí 02 người được trang bị điện thoại, ống nhòm, bản đồ rừng và các phương tiện khác đảm bảo cho người trực phát hiện và thông tin báo cháy kịp thời.
- Tại các xã trọng điểm cháy rừng, Kiểm lâm địa bàn phải thường xuyên phối hợp với lao động hợp đồng PCCCR của xã (nếu có) tổ chức trực cháy, nhằm phát hiện kịp thời các điểm cháy và huy động lực lượng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.
- Đối với các chủ rừng phải thường xuyên tổ chức tuần tra rừng; với chủ rừng là tổ chức chủ động ứng dụng khoa học công nghệ và sử dụng phương tiện, thiết bị để theo dõi, phát hiện sớm cháy rừng; cung cấp thông tin khi phát hiện cháy rừng và tổ chức chữa cháy kịp thời; tổ chức trực chòi canh (nếu có), kiểm soát người ra, vào rừng.
- Khi dự báo cháy rừng cấp III, IV, V, UBND các cấp chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và các lực lượng chức năng liên quan rà soát, xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trên địa bàn, tổ chức trực và canh phòng trực tại các khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao. Việc phân công cán bộ trực phải có sổ phân trực cụ thể và thông báo số máy điện thoại thường trực để tiếp nhận thông tin về cháy rừng; cập nhật diễn biến tình hình cháy rừng và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy cho người xung quanh và cho các cơ quan, đơn vị như: Tổ, đội PCCCR, chính quyền địa phương, Kiểm lâm, Công an nơi gần nhất và chủ rừng để nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy kịp thời.
3.1. Nguyên tắc chữa cháy rừng
- Thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”;
- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
- Trong quá trình chữa cháy rừng bảo đảm an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
- Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
3.2. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy, chỉ huy chữa cháy rừng
- Khi phát hiện có cháy rừng, người phát hiện phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị: Chủ rừng; đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất; Cơ quan Kiểm lâm hoặc Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
- Cơ quan đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
- Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
- Chủ rừng và các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
a) Kỹ thuật chữa cháy rừng:
Khi chữa cháy rừng, tùy theo tính chất và quy mô đám cháy người chỉ huy cho áp dụng một hoặc cả hai biện pháp sau:
- Chữa cháy trực tiếp: Là sử dụng các dụng cụ, phương tiện thủ công, cơ giới (từ vỉ đập lửa, dao, liềm, máy thổi gió…) tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt ngọn lửa. Biện pháp này thường áp dụng với các đám cháy nhỏ, cháy mặt đất. Có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
+ Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy về cả hai phía trái và phải, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy còn nhỏ thì đội hình nên bố trí từng tổ từ 8-10 người dùng dụng cụ dập lửa thẳng vào đám cháy. Ngoài ra, cũng có thể làm một băng ngăn lửa ngay phía trước ngọn lửa, chiều rộng của băng khoảng 3m, trên băng bố trí từng tổ, người cách người khoảng 3m dùng dao phát, cào, liềm kéo vật liệu ra ngoài; chiều dài đường băng tùy thuộc vào diện tích đám cháy và khả năng lây lan để phát đường băng, đảm bảo ngăn lửa không cho cháy lan.
+ Khi tốc độ gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình nên bố trí ở 2 bên đám cháy, lực lượng chữa cháy tiến từ trước ngọn lửa bao vây ngọn lửa về cả 2 phía từ phía trước cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn. Một số lực lượng chữa cháy dùng các dụng cụ dập lửa đập vào hai bên gần phía sau đám cháy, vì ở các vị trí này lửa lan tràn chậm hơn ở hai phía. Đa số lực lượng còn lại sẽ tập trung làm băng như ở trên, ở hai bên ngọn lửa để ép ngọn lửa nhỏ dần và tắt hoàn toàn.
- Chữa cháy gián tiếp: Là sử dụng các loại dụng cụ, phương tiện (thủ công, cơ giới) để khoanh vùng, cô lập đám cháy. Biện pháp này áp dụng cho các đám cháy có quy mô lớn, tốc độ lan nhanh; có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:
+ Giới hạn đám cháy bằng băng trắng cản lửa: Băng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích đám cháy, tốc độ gió và địa hình. Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc tốc độ lan tràn của đám cháy. Băng thường có chiều rộng từ 8-10m (tùy theo chiều cao của cây và tốc độ gió) nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể tăng lên; khi thi công tiến hành từ giữa, ở phía trước đám cháy và tiến dần sang 2 bên, làm đến đâu sạch đến đó, phát huy ngay hiệu quả ngăn lửa cháy lan tràn.
+ Giới hạn đám cháy bằng các băng đốt trước: Biện pháp này có hiệu quả cao khi dập lửa của những đám cháy tán và cháy mặt đất mạnh, khối lượng vật liệu cháy nhiều, nhân lực và phương tiện đầy đủ. Cụ thể ở phía trước đám cháy, cách đám cháy không xa, chọn 2 băng song song bao quanh trước đám cháy; trên hai băng đó tiến hành dọn sạch tất cả các vật liệu cháy ra bên ngoài về phía giữa 2 băng, sau đó châm lửa đốt, khi đốt phải thận trọng không để lửa bốc cao và lan tràn ra ngoài.
b) An toàn lao động khi chữa cháy rừng: Khi chữa cháy rừng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện chữa cháy và chuẩn bị tốt các trang bị bảo hộ, nước uống, thuốc cứu thương,… Khi dập lửa ở sườn dốc trên 200 không được đi lại ở phía trên đám cháy, đề phòng trượt ngã gây tai nạn. Những trường hợp bị thương phải được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
3.4. Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương sở tại; căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng mới rừng.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã và các cơ quan chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc xác định thiệt hại do cháy rừng gây ra, đôn đốc chủ rừng thực hiện việc phục hồi rừng sau cháy. Đồng thời tiến hành điều tra, xác minh đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hỗ trợ vật chất, tinh thần, đề nghị xét công nhận chính sách cho những người bị thương, bị chết trong quá trình chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
4.1. Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2021-2025: 11.375,5 triệu đồng.
(Mười một tỷ, ba trăm bẩy mươi năm triệu, năm trăm nghìn đồng)
Trong đó:
- |
Thông tin dự báo, cảnh báo cháy rừng: |
542,5 triệu đồng |
- |
Tuyên truyền về công tác BVR&PCCCR: |
1.080,0 triệu đồng |
- |
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR: |
945,0 triệu đồng |
- |
Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR: |
2.856,0 triệu đồng |
- |
Mua sắm dụng cụ PCCCR: |
475,0 triệu đồng |
- |
Mua sắm bảo hộ lao động PCCCR: |
475,0 triệu đồng |
- |
Thực hiện chế độ chính sách đối với người tham gia PCCCR : |
4.002,0 triệu đồng |
- |
Chi hoạt động của Ban chỉ huy cấp tỉnh: |
1.000,0 triệu đồng |
(Cụ thể có biểu chi tiết kèm theo)
4.2. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về công tác PCCCR, trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Kế hoạch PCCCR theo đúng chế độ, chính sách hiện hành; tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố, cơ quan Công an, Quân đội, chỉ đạo rà soát, kiện toàn lực lượng PCCCR cơ sở và tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập chữa cháy rừng và an toàn lao động cho lực lượng PCCCR cơ sở và lực lượng dân quân tự vệ tại các xã có rừng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo theo tiến độ thực hiện của Kế hoạch PCCCR; định kỳ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác PCCCR tại địa phương và các đơn vị.
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và CNCH, Công an các huyện, thành phố tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền các cấp sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ trong việc chữa cháy rừng; phối hợp điều tra xác định nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật; có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR cho lực lượng chuyên trách và dân phòng.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, lực lượng dân quân tự vệ tích cực tham gia công tác PCCCR; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu kịp thời các tình huống cháy rừng xảy ra. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh - Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
5. Các cơ quan thông tin truyền thông: Tăng cường đưa tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác PCCCR; kịp thời thông tin cảnh báo cấp dự báo cháy rừng xuống các địa phương, chủ rừng và nhân dân biết để chủ động phòng ngừa.
6. Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Giang: Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm trong việc cung cấp thông tin số liệu thời tiết để kịp thời thông tin cảnh báo cấp dự báo cháy rừng đến các địa phương, cơ quan, đơn vị và chủ rừng.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức Chính trị xã hội: Tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên và nhân dân tham gia các hoạt động PCCCR; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ PCCCR tại các địa phương, đơn vị; kịp thời biểu dương “người tốt, việc tốt” trong công tác PCCCR.
8. UBND các huyện, thành phố
- Theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch PCCCR trên địa bàn; thực hiện trách nhiệm của UBND cấp huyện và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Hàng năm, bố trí kinh phí của địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR trên địa bàn quản lý.
9. Chủ rừng
- Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp; các đơn vị lực lượng vũ trang; các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,... được Nhà nước giao, cho thuê rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Hàng năm, phải chủ động xây dựng phương án PCCCR để tổ chức thực hiện; tự đảm bảo kinh phí đầu tư cho hoạt động PCCCR; tổ chức tốt lực lượng, phương tiện cho công tác PCCCR trên diện tích được Nhà nước giao, cho thuê.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR về UBND cấp huyện, xã và cơ quan Kiểm lâm sở tại theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |