Đề án 2265/ĐA-UBND năm 2025 kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 2265/ĐA-UBND |
Ngày ban hành | 19/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 19/06/2025 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Lê Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2265/ĐA-UBND |
Kon Tum, ngày 19 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Kết luận số 128-KL/TW ngày 07 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Thực hiện Kế hoạch số 209-KH/TU ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kế hoạch số 47-KH/BCĐ ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum xây dựng Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025.
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Kết luận số 121-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Kết luận số 163-KL/TW ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ khi sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
- Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025
- Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
- Văn bản số 03/CV-BCĐ ngày 15 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức viên chức khi thực hiện sắp xếp.
- Kế hoạch số 47-KH/BCĐ ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
- Văn bản số 68/CV-BCĐ ngày 28 tháng 5 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp về định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Văn bản số 09/CV-BCD ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ về việc định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Căn cứ Thông báo số 1460-TB/TU ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Việc kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, nhằm tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, tránh việc đầu tư xây dựng dàn trải, kém hiệu quả; mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập và thuận lợi hơn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Đồng thời, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế; tiết kiệm chi cho ngân sách, góp phần vào cải cách chính sách tiền lương, nâng cao chất lượng, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Việc xây dựng Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục thực hiện việc nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12 tháng 4 năm 2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thì việc rà soát, xây dựng Đề án xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum là công tác cần thiết, mang tính cấp bách và phù hợp chủ trương chung, nhằm đảm bảo mô hình chính quyền địa phương 02 đi vào hoạt động hiệu quả.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2265/ĐA-UBND |
Kon Tum, ngày 19 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Kết luận số 128-KL/TW ngày 07 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Thực hiện Kế hoạch số 209-KH/TU ngày 29 tháng 4 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kế hoạch số 47-KH/BCĐ ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum xây dựng Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025.
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Kết luận số 121-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025; Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Kết luận số 163-KL/TW ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ khi sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
- Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025
- Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã.
- Văn bản số 03/CV-BCĐ ngày 15 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức viên chức khi thực hiện sắp xếp.
- Kế hoạch số 47-KH/BCĐ ngày 14 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.
- Văn bản số 68/CV-BCĐ ngày 28 tháng 5 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp về định hướng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Văn bản số 09/CV-BCD ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ về việc định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Căn cứ Thông báo số 1460-TB/TU ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Việc kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, nhằm tạo điều kiện tập trung được các nguồn lực về đất đai, dân số, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, tránh việc đầu tư xây dựng dàn trải, kém hiệu quả; mở rộng không gian để quy hoạch, tập trung mở rộng sản xuất, phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập và thuận lợi hơn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. Đồng thời, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, tinh giản biên chế; tiết kiệm chi cho ngân sách, góp phần vào cải cách chính sách tiền lương, nâng cao chất lượng, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Việc xây dựng Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục thực hiện việc nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12 tháng 4 năm 2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kết luận số 126-KL/TW ngày 14 tháng 02 năm 2025, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện và Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thì việc rà soát, xây dựng Đề án xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum là công tác cần thiết, mang tính cấp bách và phù hợp chủ trương chung, nhằm đảm bảo mô hình chính quyền địa phương 02 đi vào hoạt động hiệu quả.
III. NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU, YÊU CẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1.1. Việc kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện để sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế đảm bảo theo định hướng của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Kon Tum.
1.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện sắp xếp, bố trí. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền.
1.3. Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự. Việc đánh giá phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
1.4. Đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp liên tục, ổn định và chiều hướng phát triển trong công tác nhân sự nói riêng và sự phát triển của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngành, lĩnh vực nói chung. Không làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
1.5. Quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của Trung ương, bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cơ bản bố trí theo đúng quy định.
2.1. Tổ chức bộ máy, biên chế, sắp xếp, bố trí và giải quyết chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách thực hiện sắp xếp theo định hướng của Trung ương, quy định của Chính phủ, đảm bảo phù hợp điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm được bố trí, sắp xếp.
2.2. Kịp thời giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tiếp tục công tác.
3.1. Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
3.2. Làm tốt công tác tuyên truyền, công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện việc sắp xếp; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; quan tâm, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp theo quy định.
3.3. Việc bố trí, sắp xếp người làm việc, giải quyết chế độ chính sách đối với các trường hợp dôi dư tại các địa phương được thực hiện đúng tiến độ thời gian đề ra.
3.4. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị về công tác cán bộ; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11 tháng 7 năm 2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong tổ chức thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với tinh gọn tổ chức bộ máy.
1.1. Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp huyện
HĐND huyện gồm Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND
- Thường trực HĐND: Thường trực HĐND các huyện, thành phố gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên (là Trưởng các ban của HĐND). Hiện nay, HĐND huyện có 08 Chủ tịch[1], 10 Phó Chủ tịch và 25 Ủy viên. Chủ tịch HĐND cấp huyện trên địa hoạt động kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách.
- Các Ban của HĐND: HĐND huyện, thành phố có các Ban (Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, Ban Dân tộc đối với các địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số theo quy định); Hiện nay, HĐND huyện, thành phố có 24 Trưởng ban (trong đó có 08 Trưởng ban hoạt động chuyên trách, có 16 hoạt động kiêm nhiệm); 23 Phó Trưởng ban; có 77 ủy viên.
- Đại biểu HĐND: Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổng số đại biểu HĐND cấp huyện được bầu là 316 đại biểu; trong đó, có 36 đại biểu hoạt động chuyên trách. Đến nay còn 278 đại biểu, giảm 38 đại biểu vì lý do chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc từ trần.
1.2. UBND cấp huyện
Tính đến ngày 5 tháng 5 năm 2025, 10 UBND cấp huyện có 676 cán bộ, công chức. Trong đó cán bộ gồm: 10 Phó Chủ tịch HĐND, 24 lãnh đạo các Ban thuộc HĐND, 9 Chủ tịch UBND và 21 Phó Chủ tịch UBND; các phòng chuyên môn có 99 trưởng phòng, 165 phó phòng và 348 công chức.
a) Về tổ chức bộ máy
Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, từ ngày 01 tháng 3 năm 2025, 10 UBND cấp huyện đã hoàn thành sắp xếp lại và tổ chức các phòng chuyên môn (từ 124 phòng giảm còn 109 phòng chuyên môn, giảm 15 phòng so với trước khi sắp xếp). Cơ cấu cụ thể như sau: (1) Văn phòng HĐND và UBND; (2) Thanh tra; (3) Phòng Tư pháp; (4) Phòng Tài chính - Kế hoạch; (5) Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; (6) Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; (7) Phòng Giáo dục và Đào tạo; (8) Phòng Nội vụ; (9) Phòng Nông nghiệp và Môi trường; (10) Phòng Dân tộc và Tôn giáo; (11) Phòng Y tế.
b) Biên chế cán bộ, công chức cấp huyện
Theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 19 tháng 02 năm 2025 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của HĐND tỉnh về giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2025 thì tổng biên chế công chức năm 2025 của cấp huyện là 798 biên chế (không giao riêng biên chế cán bộ và biên chế công chức mà chỉ giao chung biên chế công chức). Hiện có mặt là 695 cán bộ, công chức (tính đến tháng 4/2025).
1.3. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND cấp huyện
Hiện nay ở cấp huyện có 351 đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), trong đó:
a) Phân loại theo lĩnh vực:
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
+ Có 110 trường mầm non, 75 trường tiểu học, 108 trường trung học cơ sở (trong đó 64 trường TH-THCS).
+ 08 Trung tâm GDNN-GDTX huyện;
- Lĩnh vực y tế: có 10 Trung tâm Y tế cấp huyện.
- Lĩnh vực văn hóa - thông tin và du lịch: có 10 Trung tâm Văn hóa, thể thao, du lịch và truyền thông huyện .
- Lĩnh vực nông nghiệp và môi trường: 01 trung tâm phát triển quỹ đất thành phố; 09 trung tâm Dịch vụ nông nghiệp; 08 trung tâm môi trường và dịch vụ đô thị; 01 trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, môi trường và đô thị huyện.
- Lĩnh vực khác: 10 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; 01 Ban quản lý chợ trực thuộc UBND thành phố Kon Tum.
b) Phân loại theo địa bàn
- UBND huyện Đăk Hà có 40 đơn vị.
- UBND huyện Đăk Tô có 35 đơn vị.
- UBND huyện Tu Mơ Rông có 29 đơn vị.
- UBND huyện Ngọc Hồi có 31 đơn vị.
- UBND huyện Đăk Glei có 36 đơn vị.
- UBND huyện Kon Rẫy có 29 đơn vị.
- UBND huyện Kon Plông có 35 đơn vị.
- UBND huyện Sa Thầy có 41 đơn vị.
- UBND huyện Ia H’Drai có 12 đơn vị.
- UBND thành phố Kon Tum có 63 đơn vị.
c) Số lượng người làm việc
Năm 2025, tổng số ĐVSNCL thuộc UBND cấp huyện được giao 11.722 người làm việc hưởng lương từ ngân sách (gồm, số lượng người làm việc trong các Trung tâm Y tế là 1.273 người, trong các đơn vị trường học là 10.216 người, trong các đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa - thông tin là 144 người, trong các đơn vị sự nghiệp công lập khác là 89 người).
Viên chức hiện có mặt: 11.067 người (trong đó, viên chức lĩnh vực giáo dục là: 9.688; sự nghiệp y tế: 1.175; sự nghiệp văn hoá - thông tin: 129 và sự nghiệp khác: 75).
2.1. Tổ chức bộ máy
Theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn tổ dân phố. Hiện cấp xã có 6 chức danh công chức: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội. Cán bộ cấp xã gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bí thư Đoàn; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
2.2. Về biên chế
Tại Nghị quyết số 111/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của HĐND tỉnh về số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025. Theo đó số biên chế cán bộ công chức cấp xã được giao là: 2.158 người. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã giao là: 1460 người.
Tính đến 05 tháng 5 năm 2025, số lượng cán bộ công chức có mặt là: 2.018 người (trong đó cán bộ có 1.084 người, công chức 934 người). Người hoạt động không chuyên trách cấp xã có mặt là: 1.039 người.
2.3. Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã
HĐND cấp xã gồm Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND
- Thường trực HĐND: Thường trực HĐND cấp xã gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Hiện nay, HĐND cấp xã có 102 Chủ tịch[2], 102 Phó Chủ tịch HĐND cấp xã.
- Các Ban của HĐND: HĐND cấp xã có Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội. Trưởng, Phó Ban của HĐND cấp xã là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách.
- Đại biểu HĐND: Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổng số đại biểu HĐND cấp xã được bầu là 2.162 đại biểu.
1.1. HĐND cấp xã
HĐND cấp xã gồm: Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND. HĐND cấp xã thành lập 02 ban chuyên môn giúp việc là Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội:
- Ban Kinh tế - Ngân sách: Có Trưởng ban và Phó Trưởng ban.
- Ban Văn hoá - Xã hội: Có Trưởng ban và Phó Trưởng ban.
1.2. UBND cấp xã
UBND cấp xã gồm: Chủ tịch UBND và 02 Phó Chủ tịch UBND.
Đối với các xã, phường thực hiện sắp xếp UBND cấp xã thành lập tối đa 04 phòng và tương đương. Các phòng và tương đương của UBND có Trưởng phòng và Phó trưởng phòng.
Đối với ĐVHC không sắp xếp: thực hiện theo định hướng đối với xã không sắp xếp thống nhất cơ quan chuyên môn đảm bảo thực hiện đồng bộ với quy định về tổ chức bộ máy của các cơ quan tham mưu của các xã theo tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 163-KL/TW ngày 06 tháng 6 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ khi sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
1.3. Đề án sắp xếp tổ chức các phòng chuyên môn
- Thành lập Văn phòng HĐND và UBND thuộc UBND cấp xã trên cơ sở tiếp nhận chức năng của Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Tư pháp cấp huyện (trước khi sắp xếp). Chuyển chức năng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính cho Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã (sau khi thành lập).
- Thành lập Phòng Kinh tế (đối với xã) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường) trên cơ sở tiếp nhận chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Phòng Nông nghiệp và Môi trường cấp huyện (trước khi sắp xếp).
- Thành lập Phòng Văn hóa - Xã hội thuộc UBND cấp xã trên cơ sở tiếp nhận chức năng của Phòng Nội vụ, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin và Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Dân tộc và Tôn giáo cấp huyện (trước khi sắp xếp).
- Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã trên cơ sở tiếp nhận chức năng về chức năng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.
2. Về định hướng bố trí cán bộ, công chức
Căn cứ quy định tại Hướng dẫn số 31-HD/BTCTW ngày 23 tháng 4 năm 2025 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thành lập tổ chức đảng tương ứng các đơn vị hành chính ở địa phương và sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể cấp tỉnh, cấp xã và Công văn số 03/CV-BCD ngày 15 tháng 4 năm 2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, UBND tỉnh định hướng công tác bố trí như sau:
- Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý: Việc bố trí triển khai thực hiện theo Kết luận số 2593-KL/TU ngày 08 tháng 5 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số nội dung liên quan đến nhân sự cấp ủy cấp xã.
- Đối với Văn phòng HĐND và UBND phường, xã (mới): Bố trí công chức đang công tác tại Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Tư pháp, Phòng Thanh tra thuộc UBND huyện, thành phố hiện nay và công chức đang giữ chức danh Văn phòng - Thống kê, Tư Pháp - Hộ tịch thuộc UBND phường, xã hiện nay.
- Đối với Phòng Kinh tế (đối với xã) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường) mới: Bố trí công chức hiện đang công tác tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Phòng Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND huyện, thành phố hiện nay và công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường), Tài chính - Kế hoạch - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã), Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND các phường, xã hiện nay.
- Đối với Phòng Văn hóa - Xã hội (mới): Bố trí công chức hiện đang công tác Phòng Nội vụ; Phòng Dân tộc và Tôn giáo; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin thuộc UBND huyện, thành phố hiện nay và các công chức giữ chức danh Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê được phân công tham mưu công tác Nội vụ thuộc UBND phường, xã hiện nay.
- Đối với Trung tâm Phục vụ hành chính công: Trung tâm Phục vụ hành chính công là cơ quan hành chính có tính chất đặc thù công việc liên quan đến trực tiếp tiếp nhận tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ và trực tiếp tham mưu xử lý, giải quyết các hồ sơ các dịch vụ công; trực tiếp trả kết quả cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Do vậy đề nghị UBND các huyện, thành phố có Đề án bố trí mỗi lĩnh vực của các phòng chuyên môn thuộc UBND phường, xã mới đều có công chức chuyên môn tương ứng đảm nhiệm đồng thời công chức được bố trí phải có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ và nắm vững quy trình giải quyết thủ tục hành chính của lĩnh vực phục trách, có trình độ công nghệ thông tin để áp ứng chuyển đổi số.
* Lưu ý: Có thể bố trí linh hoạt công chức các phòng chuyên môn cấp huyện về phòng chuyên môn cấp xã theo hướng không theo nhiệm vụ hiện đang thực hiện, nhưng phải đảm bảo trình độ chuyên môn, sở trường và năng lực công tác phù hợp với vị trí dự kiến sắp xếp.
Riêng công chức giữ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã thực hiện sắp xếp theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Dự kiến sau sắp xếp mỗi đơn vị hành chính cấp xã được giao 32 biên chế chính quyền. Đối với đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số từ trên 16.000 dân: (i) Xã, phường miền núi, vùng cao cứ tăng 1.000 dân được bố trí thêm 01 biên chế công chức; đối với xã, phường khác cứ tăng 2.000 dân được bố trí thêm 01 biên chế công chức và bố trí không quá 50 biên chế/xã và 70 biên chế/phường.
Đối với 04 xã không thực hiện sắp xếp: 25 biên chế; đồng thời thực hiện điều chỉnh biên chế (so với biên chế tiêu chuẩn 32 biên chế/xã) cho đơn vị hành chính cấp xã khác có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn, phát triển kinh tế trọng điểm của từng địa phương khi được sự thống nhất của cấp có thẩm quyền.
Dự kiến 32 biên chế của chính quyền địa phương cấp xã bố trí như sau:
(1) HĐND cấp xã có 03 biên chế và bố trí 02 công chức giúp việc cho Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hoá - Xã hội.
(2) UBND cấp xã 03 biên chế gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch UBND.
(3) 03 Phòng chuyên môn của UBND:
+ Mỗi phòng có 02 Công chức lãnh đạo, quản lý chuyên trách.
+ Công chức phòng chuyên môn: 04 công chức/phòng (tổng số 12 biên chế công chức).
(4) Trung tâm phục vụ hành chính công: 01 Phó Chủ tịch UBND kiêm giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công; 01 Phó giám đốc chuyên trách và 05 công chức.
Trước mắt, sau khi sắp xếp các xã thì giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản bảo đảm tỷ lệ biên chế bình quân theo quy định của Chính phủ.
4.1. Về tổ chức bộ máy
a) Đối với lĩnh vực giáo dục và Đào tạo
Trước mắt, giữ ổn định hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục tại địa phương, chỉ thực hiện sắp xếp khi thật sự cần thiết và không làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn. Theo đó, phương án sắp xếp thực hiện như sau:
- Chuyển giao nguyên trạng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (gồm 110 trường mầm non, mẫu giáo; 75 trường tiểu học và 108 trường trung học cơ sở) tại 102 xã, phường, thị trấn về 40 UBND xã, phường mới trực tiếp quản lý.
- Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Chuyển giao nguyên trạng 08 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện về Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian chờ cấp tỉnh mới đi vào hoạt động và tổ chức lại các đơn vị này theo khu vực liên xã, phường theo định hướng (nội dung này UBND tỉnh đã có Văn bản số 1699/UBND-NC ngày 17 tháng 5 năm 2025 chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện).
b) Đối với lĩnh vực y tế
Trước mắt, giữ ổn định hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế tại địa phương, chỉ thực hiện sắp xếp khi thật sự cần thiết và không làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn. Theo đó, phương án sắp xếp thực hiện như sau:
- Đối với Trung tâm Y tế thuộc UBND cấp huyện: Chuyển giao 10 Trung tâm Y tế thuộc UBND cấp huyện về Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường.
- Đối với các Trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc Trung tâm y tế hiện nay: tiếp tục duy trì các Trạm y tế thuộc Trung tâm y tế. Đồng thời sau khi có Thông tư hướng dẫn của bộ, ngành, sẽ tiếp tục sắp xếp lại đảm bảo theo quy định.
c) Đối với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện: chuyển giao nguyên trạng và sắp xếp, tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp đặt tại xã, phường trung tâm (địa bàn trung tâm nơi có trụ sở những cơ quan này trước khi sắp xếp) để cung ứng dịch vụ trên địa bàn và các xã lân cận.
d) Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (trừ Ban quản lý dự án thành phố Kon Tum) và Trung tâm Dịch vụ môi trường và đô thị cấp huyện (bao gồm cả Trung tâm Dịch vụ môi trường và đô thị và Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia H’Drai): chuyển giao nguyên trạng và sắp xếp, tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp (đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên) thuộc UBND cấp xã (đặt tại xã trung tâm - nơi có trụ sở những cơ quan này trước khi sắp xếp) để cung ứng dịch vụ trên địa bàn và các xã lân cận.
đ) Chuyển giao nguyên trạng Ban Quản lý chợ trực thuộc UBND thành phố Kon Tum về Phường Kon Tum để quản lý.
e) Đối với Trung tâm Văn hóa, thể thao, du lịch và truyền thông cấp huyện chuyển giao nguyên trạng và sắp xếp, tổ chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp đặt tại xã, phường trung tâm (địa bàn trung tâm nơi có trụ sở những cơ quan này trước khi sắp xếp) để cung ứng dịch vụ trên địa bàn và các xã lân cận.
g) Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Kon Tum: Chuyển giao nguyên trạng về Phường Kon Tum để quản lý.
* Sau khi có hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền sẽ tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định hiện hành.
4.2. Về phương án bố trí viên chức
Chuyển giao nguyên trạng biên chế sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập hiện hành về các đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp lại, về các đơn vị sự nghiệp được tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp cấp huyện về. Riêng đối với các Trung tâm Y tế huyện (dự kiến chuyển Sở Y tế) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (dự kiến chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo) đề nghị Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp làm việc với các địa phương, đơn vị có liên quan xác định định mức số lượng người làm việc đảm bảo quy định hiện hành làm cơ sở tham mưu cấp có thẩm quyền điều chuyển số lượng người làm việc và viên chức tương ứng.
VI. VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới thì tiếp tục được hưởng lương theo ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương hiện hưởng trong thời gian 6 tháng; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Trường hợp cán bộ, công chức ở cấp huyện và cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được bố trí đảm nhiệm vị trí việc làm ở cấp xã mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Chính phủ.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng một trong các chính sách sau:
- Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ.
- Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.
2.2. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã được áp dụng chính sách sau:
Nghiên cứu lộ trình kéo dài việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã phù hợp với thời điểm sắp xếp thôn, tổ dân phố (trước ngày 31-5-2026) theo định hướng, chỉ đạo của Trung ương.
Đối với các trường hợp không có nhu cầu kéo dài việc sử dụng, giải quyết chế độ chính sách theo Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế.
1.1. Chủ trì rà soát, tham mưu các nội dung về biên chế, số lượng người làm việc của UBND cấp xã và các phòng chuyên môn và tương đương thuộc UBND cấp xã sau khi thành lập và kết thúc ĐVHC cấp huyện đảm bảo theo quy định.
1.2. Phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc: bàn giao, tiếp nhận công chức, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quản lý công chức, viên chức, người lao động; quy định chức năng, nhiệm vụ của cấp xã sau khi thành lập, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; công tác đánh giá và việc triển khai các chính sách, chế độ liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
1.3. Tổng hợp đối tượng, thẩm định hồ sơ giải quyết cho các đối tượng thuộc diện chính sách, chế độ nghỉ hưu, thôi việc theo quy định.
1.4. Liên tục cập nhật văn bản, quy định, định hướng của Trung ương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để triển khai thực hiện; tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, địa phương và các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
1.5. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp UBND cấp xã, phường trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn xã, phường.
1.6. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đối với bộ máy của Ủy ban nhân dân xã không sắp xếp và việc kéo dài thời điểm sử dụng người hoạt động không chuyên trách khi có định hướng của Trung ương.
2.1. Hướng dẫn việc chuyển giao tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước, chuyển tiếp quản lý các dự án đầu tư của các cơ quan, địa phương trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định. Đồng thời, phối hợp hướng dẫn thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận tài chính, tài sản công của các đơn vị sau khi sắp xếp.
2.2. Phối hợp với UBND cấp huyện hoàn thành việc xây dựng phương án sắp xếp, bố trí tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, làm cơ sở hoàn thiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định[3].
2.3. Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp UBND cấp xã, phường trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn xã, phường.
3. Giao Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu văn bản của UBND tỉnh liên quan đến thủ tục hành chính (danh mục, thẩm quyền, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện…); hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục hành chính thay đổi do sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa sửa đổi ngay được các văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm không làm phát sinh thủ tục hành chính hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng cho đến khi có quy định mới của Trung ương; bảo đảm quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy không gây gián đoạn, chậm trễ thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
4. Giao Sở Khoa học Và Công nghệ: Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh triển khai công việc liên quan theo khoản 3 Phần này; cấu hình lại hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đảm bảo kịp thời, tránh làm gián đoạn, chậm trễ thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
5.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện xây dựng Đề án chuyển giao, tiếp nhận 10 Trung tâm y tế thuộc UBND cấp huyện về Sở Y tế quản lý.
5.2. Sở Y tế hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức lại các Trạm y tế và chuyển giao cho UBND xã, phường mới quản lý.
6.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện xây dựng Đề án chuyển giao, tiếp nhận nguyên trạng 08 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý để cung ứng dịch vụ. Sau khi mô hình chính quyền địa phương 02 cấp đi vào hoạt động sẽ nghiên cứu tổ chức lại các đơn vị này đảm bảo theo quy định và phù hợp tình hình thực tế địa phương.
6.2. Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc chuyển giao các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về UBND xã, phường mới quản lý.
7. Sở Nông nghiệp và Môi trường: Theo chức năng nhiệm vụ của ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện việc chuyển giao các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện về UBND xã, phường mới quản lý.
8. Sở Xây dựng: Theo chức năng nhiệm vụ của ngành hướng dẫn việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực phụ trách theo nội dung sắp xếp tại Phương án này phù hợp với tình hình sắp xếp ĐVHC và theo các quy định mới sau khi được cấp thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi.
9. Giao Công an tỉnh: Phối hợp, hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị được cấp con dấu mới theo quy định và đưa con dấu vào hoạt động theo lộ trình, đảm bảo tính liên tục trong thực hiện nhiệm vụ.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc chuyển giao các 10 Trung tâm Văn hoá, Thể thao, Du lịch và Truyền thông cấp huyện về UBND xã, phường mới quản lý.
11. Các sở, ngành: Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp UBND cấp xã, phường trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn xã, phường.
12. Giao UBND các huyện, thành phố:
12.1. Xây dựng đề án, phương án chuyển nguyên trạng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về Ủy ban nhân dân xã, phường mới quản lý.
12.2. Xây dựng đề án chuyển giao nguyên trạng các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực khác (Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Dịch vụ môi trường và đô thị cấp huyện (bao gồm cả Trung tâm Dịch vụ môi trường và đô thị và Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia HD’rai); Ban Quản lý chợ trực thuộc UBND thành phố Kon Tum; Trung tâm Văn hóa, thể thao, du lịch và truyền thông cấp huyện về cho Ủy ban nhân dân các xã, phường theo định hướng tại mục 4, phần V của Đề án này.
12.3. Phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất phương án sắp xếp, bố trí biên chế, công chức, người làm việc của UBND cấp cơ sở theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp cơ sở.
12.4. Chủ động đề xuất, phối hợp Sở Tài chính tham mưu phương án bố trí, xử lý trụ sở làm việc, tài sản công của các đơn vị sau khi sắp xếp.
Rà soát công tác nhân sự, hồ sơ, tài liệu, thông tin, dữ liệu liên quan; thực hiện kiểm kê tài chính, tài sản công, hồ sơ, tài liệu, dự án và các nội dung liên quan của đơn vị cũ tính đến thời điểm ngày 31 tháng 5 năm 2025; thống nhất Đề án bàn giao tài sản, tài chính, ngân sách và Đề án chuyển tiếp quản lý các dự án đầu tư trong quá trình sắp xếp theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
12.5. Thực hiện quy trình nộp con dấu cũ và đăng ký mẫu con dấu mới của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định và hướng dẫn của Công an tỉnh.
12.6. Phối hợp Văn phòng UBND tỉnh rà soát các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết của địa phương và chuẩn bị việc công bố thủ tục hành chính của UBND cấp cơ sở mới theo hướng dẫn của Văn phòng UBND tỉnh.
12.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân địa phương về sắp xếp tổ chức bộ máy.
12.8. Thường xuyên, liên tục cập nhật văn bản, quy định, định hướng của Trung ương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; phối hợp Sở Nội vụ đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
12.9. Chỉ đạo các ĐVSNCL trực thuộc: Rà soát kinh phí, số lượng người làm việc ... để thực hiện việc bàn giao, tài chính, tài sản công, biên chế, nhân sự, hồ sơ… theo quy định.
13.1. Ủy ban nhân dân các xã, phường mới có trách nhiệm tiếp nhận nguyên trạng và tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình theo khoản 5, điều 22, Luật Chính quyền địa phương ngày 16/6/2025.
13.2. Thực hiện quy trình thành lập phòng chuyên môn theo quy định; hoàn thành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn và Trung tâm phục vụ hành chính công theo quy định; thực hiện công tác về con dấu, sắp xếp, bố trí nhân sự, biên chế, đội ngũ của chính quyền mới đảm bảo đi vào hoạt động ngay, hiệu lực, hiệu quả, không bị gián đoạn.
13.3. Tiếp nhận bàn giao, tiếp tục quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, thông tin, dữ liệu, hồ sơ… của các cơ quan, đơn vị trước khi sắp xếp để đảm bảo cho hoạt động sau khi thành lập.
13.4. Tiếp tục rà soát, đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm, xây dựng Đề án tinh giản biên chế để phù hợp với quy mô nhiệm vụ của chính quyền mới theo quy định và trong thời hạn 05 năm kể từ ngày sắp xếp; quyết định đối tượng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện chính sách, chế độ nghỉ hưu, thôi việc theo quy định; cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức theo quy định.
13.5. Liên tục cập nhật văn bản, quy định, định hướng của Trung ương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp thời triển khai thực hiện cho phù hợp và đảm bảo thuận lợi.
13.6. Tiếp nhận và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập được chuyển giao, tiếp nhận; Căn cứ tình hình thực tế và phương án sắp xếp, kiện toàn, xây dựng phương án/đề án thành lập hoặc tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thuộc UBND xã, phường mới theo quy định hiện hành và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là Đề án kết thúc đơn vị hành chính cấp huyện; sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
[1] Huyện KonPlông và huyện Kon Rẫy khuyết Chủ tịch HĐND huyên do chuyển công tác.
[2] 102 chủ tịch HĐND kiêm nhiệm.
[3] Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại điểm b mục 1 Công văn số 4891/BTC-QLCS ngày 15 tháng 4 năm 2025 nêu rõ: Việc xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công phải được thực hiện đồng thời với quá tình xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.