Công văn 4062/SYT-NVY năm 2024 về Quy trình báo cáo các tình huống dịch bệnh khẩn cấp tại các cơ sở y tế do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 4062/SYT-NVY |
Ngày ban hành | 10/05/2024 |
Ngày có hiệu lực | 10/05/2024 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Văn Vĩnh Châu |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4062/SYT-NVY |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Bệnh viện công lập và ngoài công lập; |
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 2018/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện”;
Căn cứ Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Nhằm chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, sự kiện có nguy cơ gây bệnh dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị phổ biến, triển khai quy trình báo cáo nội bộ các tình huống dịch bệnh khẩn cấp tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (nội dung đính kèm).
Đề nghị Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai văn bản này đến các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn quản lý để biết và thực hiện.
Sở Y tế đề nghị các đơn vị phổ biến, triển khai quy trình báo cáo các tình huống dịch bệnh khẩn cấp tại các cơ sở y tế để cùng chung tay phòng, chống dịch một cách hiệu quả, hạn chế tối đa dịch bệnh lan rộng và giảm thiểu các ca bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo về Sở Y tế (thông qua Phòng Nghiệp vụ Y) để được hướng dẫn./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
BÁO
CÁO CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH KHẨN CẤP TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(kèm theo Công văn số 4062/SYT-NVY của Sở Y tế ngày 10 tháng 5 năm 2024)
1. Các trường hợp bệnh cần phải báo cáo khẩn
❖ Các trường hợp cần báo cáo khẩn từ các cơ sở khám, chữa bệnh:
- Bất kỳ ca nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007).
- Có trường hợp nhập viện do viêm phổi nặng nghi do vi rút.
- Có từ 01 trường hợp tử vong do bệnh lạ, bất thường, không giải thích được hoặc tăng nhanh bất thường số trường hợp bệnh có cùng triệu chứng trong vòng 24 giờ dựa trên nhận định chuyên môn của bác sỹ.
- Trường hợp bệnh truyền nhiễm diễn tiến nặng có khả năng tử vong hoặc tử vong (bệnh Não mô cầu, Tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, Sởi, Bạch hầu, Ho gà, Mpox,....).
- Có từ 02 trường hợp bệnh truyền nhiễm nhập viện với cùng triệu chứng đến từ một địa điểm (hộ gia đình, nhóm dân cư, trường học, nhà máy...) hoặc nhân viên y tế bị ốm nặng cần phải nhập viện sau khi tiếp xúc với bệnh nhân có triệu chứng tương tự.
❖ Các trường hợp cần báo cáo khẩn từ phòng xét nghiệm:
- Tác nhân gây bệnh mới/chưa từng được phát hiện hoặc đã không phát hiện thấy trong một thời gian dài (dựa trên nhận định của nhân viên phòng xét nghiệm).
- Bất cứ mẫu bệnh phẩm nào dương tính với tác nhân bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007).
- Phát hiện chủng vi rút cúm mới hoặc không phân típ được từ một bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng hoặc bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do vi rút.
2. Hình thức thông tin, báo cáo
- Báo cáo nhanh bằng gọi điện thoại trực tiếp hoặc gửi tin nhắn điện thoại cho Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong vòng 01 giờ (danh sách đính kèm).
- Sau đó báo cáo bằng văn bản về Phòng Nghiệp vụ Y và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính) và gửi báo cáo theo địa chỉ email: khoapcbtn@hcdc.vn trong vòng 24 giờ. Trong văn bản báo cáo phải đề “KHẨN” để bộ phận văn thư Sở Y tế phân loại và chuyển ngay đến Phòng Nghiệp vụ Y và Ban Giám đốc Sở Y tế.
- Khi tiếp nhận thông tin báo cáo của đơn vị gửi, Phòng Nghiệp vụ Y khẩn trương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố xác minh thông tin và báo cáo ngay cho Ban Giám đốc Sở Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố khẩn trương phối hợp cùng các đơn vị liên quan hoặc các tỉnh, thành có các ca bệnh chuyển đến tiến hành xác minh, điều tra dịch tễ theo quy định của Bộ Y tế, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4062/SYT-NVY |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 5 năm 2024 |
Kính gửi: |
- Bệnh viện công lập và ngoài công lập; |
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 2018/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện”;
Căn cứ Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm;
Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Nhằm chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, sự kiện có nguy cơ gây bệnh dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị phổ biến, triển khai quy trình báo cáo nội bộ các tình huống dịch bệnh khẩn cấp tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (nội dung đính kèm).
Đề nghị Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức triển khai văn bản này đến các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn quản lý để biết và thực hiện.
Sở Y tế đề nghị các đơn vị phổ biến, triển khai quy trình báo cáo các tình huống dịch bệnh khẩn cấp tại các cơ sở y tế để cùng chung tay phòng, chống dịch một cách hiệu quả, hạn chế tối đa dịch bệnh lan rộng và giảm thiểu các ca bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị đơn vị báo cáo về Sở Y tế (thông qua Phòng Nghiệp vụ Y) để được hướng dẫn./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
BÁO
CÁO CÁC TÌNH HUỐNG DỊCH BỆNH KHẨN CẤP TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(kèm theo Công văn số 4062/SYT-NVY của Sở Y tế ngày 10 tháng 5 năm 2024)
1. Các trường hợp bệnh cần phải báo cáo khẩn
❖ Các trường hợp cần báo cáo khẩn từ các cơ sở khám, chữa bệnh:
- Bất kỳ ca nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007).
- Có trường hợp nhập viện do viêm phổi nặng nghi do vi rút.
- Có từ 01 trường hợp tử vong do bệnh lạ, bất thường, không giải thích được hoặc tăng nhanh bất thường số trường hợp bệnh có cùng triệu chứng trong vòng 24 giờ dựa trên nhận định chuyên môn của bác sỹ.
- Trường hợp bệnh truyền nhiễm diễn tiến nặng có khả năng tử vong hoặc tử vong (bệnh Não mô cầu, Tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, Sởi, Bạch hầu, Ho gà, Mpox,....).
- Có từ 02 trường hợp bệnh truyền nhiễm nhập viện với cùng triệu chứng đến từ một địa điểm (hộ gia đình, nhóm dân cư, trường học, nhà máy...) hoặc nhân viên y tế bị ốm nặng cần phải nhập viện sau khi tiếp xúc với bệnh nhân có triệu chứng tương tự.
❖ Các trường hợp cần báo cáo khẩn từ phòng xét nghiệm:
- Tác nhân gây bệnh mới/chưa từng được phát hiện hoặc đã không phát hiện thấy trong một thời gian dài (dựa trên nhận định của nhân viên phòng xét nghiệm).
- Bất cứ mẫu bệnh phẩm nào dương tính với tác nhân bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (2007).
- Phát hiện chủng vi rút cúm mới hoặc không phân típ được từ một bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng hoặc bệnh nhân viêm phổi nặng nghi do vi rút.
2. Hình thức thông tin, báo cáo
- Báo cáo nhanh bằng gọi điện thoại trực tiếp hoặc gửi tin nhắn điện thoại cho Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong vòng 01 giờ (danh sách đính kèm).
- Sau đó báo cáo bằng văn bản về Phòng Nghiệp vụ Y và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cấp tính) và gửi báo cáo theo địa chỉ email: khoapcbtn@hcdc.vn trong vòng 24 giờ. Trong văn bản báo cáo phải đề “KHẨN” để bộ phận văn thư Sở Y tế phân loại và chuyển ngay đến Phòng Nghiệp vụ Y và Ban Giám đốc Sở Y tế.
- Khi tiếp nhận thông tin báo cáo của đơn vị gửi, Phòng Nghiệp vụ Y khẩn trương phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố xác minh thông tin và báo cáo ngay cho Ban Giám đốc Sở Y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố khẩn trương phối hợp cùng các đơn vị liên quan hoặc các tỉnh, thành có các ca bệnh chuyển đến tiến hành xác minh, điều tra dịch tễ theo quy định của Bộ Y tế, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp.
- Tùy theo tình hình thực tế và diễn tiến dịch bệnh, tham mưu Ban Giám đốc Sở Y tế có chỉ đạo phòng, chống dịch kịp thời.
3. Quy trình xử lý ca bệnh và xử lý ổ dịch
❖ Lưu đồ:
Các chữ viết tắt:
- BGĐ SYT: Ban Giám đốc - Sở Y tế;
- NVY SYT: Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế;
- HCDC: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố;
- KVPN: Khu vực phía Nam;
- YTCC: Y tế công cộng;
- TTYT: Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- TYT: Trạm Y tế phường, xã, thị trấn.
❖ Quy trình các bước:
Bước 1: Phát hiện dấu hiệu cảnh báo
- Khi phát hiện các tình huống trên (sau đây gọi là các dấu hiệu cảnh báo), các bộ phận cần phải thông báo ngay về cho đầu mối giám sát dựa vào sự kiện của đơn vị. Sau khi nhận thông báo, đầu mối giám sát dự kiện của đơn vị ghi nhận các tình huống vào biểu mẫu ghi nhận dấu hiệu cảnh báo (phụ lục 1) và báo cáo khẩn trong vòng 1 giờ bằng điện thoại về lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (theo danh sách đính kèm), nội dung thông tin gồm: dấu hiệu cảnh báo, thời gian xuất hiện và thời gian phát hiện, số mắc/chết hoặc khả năng lây lan; sau đó, gửi báo cáo nhanh bằng văn bản về Sở Y tế trong vòng 24 giờ (lưu ý cần đề “KHẨN” trong văn bản báo cáo).
Bước 2: Xác minh dấu hiệu cảnh báo và đánh giá nguy cơ
- Khi tiếp nhận báo cáo từ các đơn vị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với Phòng Nghiệp vụ Y tiếp cận đơn vị thông qua làm việc với đơn vị báo cáo, bác sỹ điều trị, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân để xác minh dấu hiệu cảnh báo và đánh giá nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng. Ghi nhận kết quả theo mẫu hướng dẫn xác minh dấu hiệu cảnh báo (phụ lục 2).
- Nếu khẳng định dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng (lúc này dấu hiệu cảnh báo trở thành sự kiện y tế công cộng), Phòng Nghiệp vụ Y sẽ báo cáo nhanh cho Ban Giám đốc Sở Y tế để có chỉ đạo kịp thời. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan y tế địa phương để tổ chức giám sát và triển khai các can thiệp tại cộng đồng.
- Nếu dấu hiệu cảnh báo không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Phòng Nghiệp vụ Y sẽ báo cáo kết quả xác minh cho Ban Giám đốc Sở Y tế.
Bước 3: Xử lý các sự kiện y tế công cộng
- Đối với các sự kiện xảy ra trên địa bàn Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức (nơi có sự kiện) triển khai các biện pháp giám sát, khoanh vùng xử lý tại cộng đồng. Trung tâm y tế địa phương giám sát diễn tiến hàng ngày và báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cho đến hết thời gian theo dõi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tổng hợp thông tin giám sát hàng ngày từ các Trung tâm Y tế, đánh giá diễn tiến; nếu không có diễn biến bất thường thì tổng hợp báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế khi hết thời gian theo dõi; nếu tình hình dịch bệnh diễn tiến bất thường thì phải báo cáo ngay cho Ban Giám đốc Sở Y tế để xem xét, có chỉ đạo kịp thời.
- Đối với các sự kiện xảy ra ở ngoài địa bàn Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố thông tin trực tiếp cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành liên quan và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với các sự kiện chỉ xảy ra trong bệnh viện, khi tiếp nhận báo cáo của các đơn vị, Sở Y tế sẽ chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với các bệnh viện để thống nhất phương án xử lý, giao các bệnh viện báo cáo hàng ngày về Sở Y tế (thông qua Phòng Nghiệp vụ Y) để báo cáo Ban Giám đốc Sở Y tế có chỉ đạo kịp thời.
1. Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế
- BS. CKII. Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, số điện thoại: 0972.371.133.
- BS. CKII. Bùi Nguyễn Thành Long - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, số điện thoại 0903.969.300.
- BS. CKII. Vũ Quỳnh Hoa - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, số điện thoại: 0979.668.699;
- ThS. Lữ Mộng Thuỳ Linh - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, số điện thoại 0907.930.362.
2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố:
- BS. CKII. Nguyễn Hồng Tâm - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, số điện thoại: 0903.913.084.
- Ths.BS. Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, số điện thoại 0979.776.110.
- BS. CKI. Nguyễn Ngọc Thùy Dương - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, số điện thoại: 0916.052.287.
BIỂU
MẪU GHI NHẬN DẤU HIỆU CẢNH BÁO
(Ban
hành kèm Quyết định số 2018/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 28 tháng 3 năm 2018)
Đơn vị:
STT |
Thời gian ghi nhận thông tin |
Thông tin về dấu hiệu cảnh báo |
Các hoạt động đã triển khai (nếu có) |
Họ tên và số điện thoại người ghi nhận thông tin |
||||
Nội dung |
Nguồn thông báo |
Thời gian xảy ra |
Địa điểm xảy ra |
Số mắc/chết/nhập viện hoặc khả năng lây lan |
||||
(0) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hướng dẫn điền thông tin:
(1): Ghi ngày/tháng/năm nhận thông tin về dấu hiệu cảnh báo.
(2) : Ghi nội dung thông tin về dấu hiệu cảnh báo.
(3) : Ghi nguồn thông báo thông tin về dấu hiệu cảnh báo.
(4) : Ghi thời gian (ngày/tháng/năm) xảy ra dấu hiệu cảnh báo.
(5) : Ghi địa điểm (địa chỉ cụ thể) có xảy ra dấu hiệu cảnh báo.
(6) : Ghi mức độ ảnh hưởng của dấu hiệu cảnh báo (số mắc, số tử vong, nhập viện hoặc khả năng lây lan).
(7) : Ghi các hoạt động đã triển khai (nếu có).
(8) : Ghi đầy đủ họ tên và số điện thoại người thực hiện việc ghi nhận điền thông tin về dấu hiệu cảnh báo.
HƯỚNG DẪN THAM KHẢO XÁC MINH SỰ KIỆN
Tên đơn vị của người báo cáo: |
|
|
Nội dung và nguồn thông tin: |
|
|
Số điện thoại của người báo cáo: |
|
|
Ngày báo cáo: |
|
|
Địa điểm xảy ra dấu hiệu: |
|
|
Dấu hiệu có liên quan đến động vật/ động vật bị bệnh/chết không? |
1. Có 2 . Không Nếu có, hãy mô tả sự kiện ……………………………………….. |
|
Mô tả dấu hiệu nếu trường hợp bệnh ở người được báo cáo. 1. Liệt kê tất cả các dấu hiệu và triệu chứng đã biết được báo cáo 2. Điền ngày, tháng trường hợp bệnh được báo cáo đầu tiên |
1. Có các dấu hiệu và triệu chứng nào? ……………………………………….. |
|
2. Ngày tháng trường hợp đầu tiên bắt đầu bị bệnh ……………………………………….. |
||
3. Số trường hợp bệnh: Trẻ em: ______ dưới 5 tuổi, ______ 5-16 tuổi Người lớn vị thành niên: ______ (trên 16 tuổi) |
||
4. Có trường tử vong nào không? 1. Có 2. Không Nếu có, bao nhiêu Trẻ em: ______ dưới 5 tuổi, ______ 5-16 tuổi Người lớn vị thành niên: ______ (trên 16 tuổi) |
||
Yếu tố dịch tễ liên quan (nếu có): |
……………………………………….. |
|
|
||
Tình trạng hiện tại: |
1. Đã kết thúc 2. Vẫn tiếp diễn |
|
Nguyên nhân xảy ra dấu hiệu (nếu có): |
……………………………………….. |
|
Thông tin khác (nếu có): Dấu hiệu có trở thành sự kiện hay không? |
……………………………………….. |
|
1. Có 2. Không 3. Chưa xác định |