Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2025

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 17/03/2025
Ngày có hiệu lực 17/03/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Đinh Công Sứ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Hòa Bình, ngày 17 tháng 3 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, TÌM KIẾM CỨU NẠN; BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, ĐÊ ĐIỀU VÀ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG HỘ ĐÊ, PHÒNG CHỐNG MƯA LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; Quyết định số 1651/QĐTTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Kế hoạch số 301-KH/TU ngày 24/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Công văn số 9614/BNN-ĐĐ ngày 18/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025; Công văn số 1024/BNN-ĐĐ ngày 13/02/2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giải tỏa, thanh thải vật cản, xử lý vi phạm lấn chiếm bãi sông, lòng sông, phạm vi bảo vệ đê điều để đảm bảo an toàn đê điều, thoát lũ.

Trong năm 2024, do ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt các đợt mưa lũ lớn bất thường do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, gây thiệt hại nhiều về người và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh trong năm 2025 diễn biến thiên tai tiếp tục bất thường, không theo quy luật. Để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai năm 2025, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, xây dựng và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy giao. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản: Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 10/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai tỉnh Hòa Bình; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 26/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh; Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác. Đặc biệt cấp ủy chính quyền địa phương và các Sở, ngành cần quan tâm triển khai thực hiện Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 18/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-Tg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 301-KH/TU ngày 24/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các nhiệm vụ giải pháp đã được chỉ ra tại báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy số 616-BC/TU ngày 29/9/2023; triển khai Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 20/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch số 221/KH-UBND ngày 07/11/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

- Chỉ đạo xây dựng, tổ chức phê duyệt; rà soát, cập nhật, điều chỉnh và chuẩn bị xây dựng mới kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 5 năm tại các cấp ở địa phương và Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Điều 15 và Điều 22 của Luật Phòng, chống thiên tai. Trong đó cần bám sát các nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương; sổ tay do Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống thiên tai hướng dẫn tại Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020, hoàn thành và báo cáo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh theo quy định.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn phân công nhiệm vụ và giao nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự/Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy) các cấp, đồng thời chuẩn bị thực hiện Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp khi có quy định mới; tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, đưa ra các bài học kinh nghiệm và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới; triển khai kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai năm 2025; công tác phòng chống bão mạnh và siêu bão, lũ quét sạt lở đất, trong đó cần lồng ghép công tác phòng chống dịch bệnh cho phù hợp với công tác phòng chống thiên tai của địa phương lưu ý các kinh nghiệm đã được rút ra từ bão số 3 năm 2024; lập Kế hoạch và thu Quỹ phòng chống thiên tai năm 2025, truy thu quỹ đối với các đơn vị chưa thực hiện trong các năm trước; bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy cấp huyện, cấp xã để chủ động ứng phó với thiên tai trong mọi tình huống.

- Tổ chức, thực hiện công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ”; Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng; tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ đê, đập, tìm kiếm cứu nạn đảm bảo khắc phục kịp thời hậu quả thiệt hại sau thiên tai, lũ, bão, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

- Tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho nhân dân được biết để chủ động phòng, tránh. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư, thường xuyên kiểm tra theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh, sẵn sàng phương án di dời người dân đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản; kiểm tra, rà soát xử lý việc đào xẻ đất đồi, núi để xây dựng nhà và công trình làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phòng tránh các sự cố có thể xảy ra theo Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát, tổ chức lực lượng chuyên trách về công tác phòng, chống thiên tai cấp xã và thôn xóm, tổ chức phổ biến, tập huấn cho các đội xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã ứng trực, quan sát và kịp thời cảnh báo các sự cố thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, kịp thời thông báo, giúp đỡ các hộ dân trong vùng nguy hiểm để chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả; các địa phương cần đặc biệt chú trọng trong công tác chỉ đạo, rà soát nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo kế hoạch triển khai Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 10/9/2021.

- Xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, kinh doanh, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng, xây dựng các loại công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và ở bãi sông, lòng sông, khẩn trương xử lý việc các tổ chức, cá nhân đổ phế thải ra bãi sông, bờ kè, hoàn trả hiện trạng đảm bảo thoát lũ cho các tuyến sông suối; tổ chức quản lý, sử dụng bãi sông, lòng sông trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng chống thiên tai, phương án phát triển đê điều trong Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có biện pháp cưỡng chế nếu các tổ chức, cá nhân không chấp hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm.

- Tổ chức kiểm tra rà soát, xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, xây dựng công trình tại bãi sông trên địa bàn quản lý; tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, thủy lợi cho người dân hiểu và chấp hành, giải tỏa việc lấn chiếm mái đê, hành lang đê để trồng rau hoa màu, buôn bán kinh doanh gây ảnh hưởng và mất mỹ quan trong đô thị, đặc biệt là các tuyến đê cấp III.

- Xây dựng phương án chống hạn và triển khai phương án chống hạn để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Xuân - Hè năm 2025 trên địa bàn tỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công điện số 29/CĐ-UBND ngày 11/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh.

- Sử dụng các nguồn vốn phù hợp và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để sớm triển khai khắc phục cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai và người dân năm 2024 và các năm trước; tổng hợp thống kê vật tư dự trữ phòng chống thiên tai sẵn sàng huy động ứng phó, bổ sung vật tư bằng nguồn vốn phù hợp của địa phương, hoặc báo cáo nhu cầu vật tư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

- Đối với các địa phương có công trình hồ chứa nước thủy lợi, đê, kè:

+ Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; triển khai thực hiện Quyết định số 1595/QĐ-TTg ngày 23/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 08/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 36-KL/TW, ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn công trình hồ chứa nước; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên chịu trách nhiệm điều hành, ứng phó sự cố, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi.

+ Củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công trình phải có chủ quản lý rõ ràng, cụ thể. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của đơn vị quản lý khai thác đập hồ chứa trong việc quản lý công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai, đảm bảo đủ năng lực điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra; thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, kiểm tra hồ đập trước, trong và sau mùa mưa lũ, nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn; xây dựng phương án tích nước hợp lý hoặc hạn chế tích nước đối với các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, đồng thời chủ động phương án bảo đảm an toàn công trình và dân cư vùng hạ du; Quyết định việc tích nước và đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nước trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý.

+ Chỉ đạo lực lượng xung kích cấp xã thường trực sẵn sàng cơ động và ứng phó hộ đê, đập, phòng chống ngập úng, lũ quét và các loại hình thiên tai khác;

+ Tiếp tục thực hiện chế độ trực ban 24 giờ/ngày trong mùa mưa, bão theo quy định, nhằm đối phó kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, bão mạnh và siêu bão gây ra.

+ Chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện: Báo cáo hiện trạng an toàn đập; xây dựng Phương án bảo vệ đập, hồ chứa, Phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp nhằm chủ động trong công tác đối phó với tình huống mưa bão, sự cố, ngập lụt do xả lũ khẩn cấp và tình huống vỡ đập theo quy định.

- Lập, triển khai các phương án phòng chống thiên tai ra thực địa đặc biệt tại các điểm sạt lở đất, nguy cơ sạt lở đất, các công trình hồ đập có nguy cơ mất an toàn, công trình đang thi công, yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã cử các lực lượng xung kích thường xuyên kiểm tra quan sát, di dời, hỗ trợ di dời người dân trong việc di dời đến nơi an toàn, việc thực hiện cần bám sát phương án phòng chống thiên tai đã ban hành của tỉnh và của các địa phương.

- Cử các đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tại địa bàn các xóm, xã các khu vực trọng điểm về công tác phòng chống thiên tai để nắm bắt chỉ đạo kịp thời.

- Báo cáo công tác ứng phó với thiên tai tại địa phương, các công việc đã làm được, các công việc đang tiếp tục triển khai, khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị (nếu có); thời gian báo cáo yêu cầu các địa phương gửi báo cáo trước 15h hàng ngày khi xảy ra thiên tai; nơi nhận báo cáo phải có các thành viên đoàn được phân công phụ trách các huyện, thành phố trong công tác phòng chống thiên tai.

2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (Thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường).

- Theo dõi, đôn đốc các địa phương, Sở, ban, ngành thực hiện lập Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, kế hoạch phòng chống thiên tai 05 năm, hàng năm được quy định tại Điều 15 và Điều 22 của Luật Phòng, chống thiên tai.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...