Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 12/CT-UBND tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đê điều, thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2025 do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 12/CT-UBND
Ngày ban hành 27/05/2025
Ngày có hiệu lực 27/05/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Anh Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-UBND

Nam Định, ngày 27 tháng 5 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU, THUỶ LỢI TRONG MÙA MƯA, LŨ NĂM 2025

Theo nhận định tình hình thiên tai, thời tiết năm 2025 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 7, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu hoạt động ở khu vực biển Đông; tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực được dự báo tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BNNMT ngày 08/5/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình đê điều, thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2025. Để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão, ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình đê điều, thuỷ lợi năm 2025, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh giai đoạn 2021-2026, Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 18/4/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định năm 2025 và các văn bản chỉ đạo có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong lũ, bão; tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi; hoàn thành tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình trước mùa mưa, lũ; đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ

1.1. Sở Nông nghiệp và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình; chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình (nhất là các vị trí, khu vực trọng điểm xung yếu, những sự cố công trình xảy ra trong bão, lũ năm 2024 chưa được sửa, chữa khắc phục) theo phương châm “bốn tại chỗ”. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê, bảo vệ công trình theo phương án được duyệt, chuẩn bị số lượng, chủng loại vật tư dự trữ cho từng tuyến đê, công trình thủy lợi; ngoài vật tư dự trữ của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư trong Nhân dân, kể cả vật tư, thiết bị của các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn để sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi, đê điều trước mùa mưa, lũ và báo cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định. Sau mùa mưa, lũ, phải kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng công trình để có phương án sửa chữa, khắc phục và có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.

- Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố đê điều về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.

- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra các tuyến đê, kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về đê điều; kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng liên quan đến đê điều theo quy định của Luật Đê điều; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT- TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Tuyệt đối không cắt xẻ đê và không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa, lũ.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị liên quan đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều xong trước mùa mưa, lũ và có phương án đảm bảo an toàn cho công trình khi có lũ, bão.

1.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hiệu quả quản lý, khai thác đảm bảo an toàn công trình; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã, phường, thị trấn nơi có đê tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu đảm bảo an toàn cho đê, kè, cống.

- Kiện toàn, phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các lực lượng trên địa bàn theo phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thời gian hoàn thành”, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng thời đảm bảo sự linh hoạt, tính liên tục trong triển khai thực hiện, không để khoảng trống trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng vật tư dự trữ phòng chống lụt, bão trên địa bàn. Căn cứ phương án hộ đê năm 2025, chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị, phương tiện dự trữ hộ đê cho từng tuyến. Ngoài vật tư dự trữ của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư, thiết bị, phương tiện trong Nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để sử dụng trong trường hợp có sự cố xảy ra.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó thiên tai. Xác định các trọng điểm xung yếu, xây dựng phương án đảm bảo công trình an toàn trong mùa lũ bão; xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến, phương án bảo vệ trọng điểm, phương án phòng, chống lũ đối với vùng bối, phương án phòng chống úng theo quy định. Chủ động xây dựng phương án khắc phục hậu quả thiên tai; phương án cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân ở những vùng đê điều xung yếu, vùng bối và vùng cửa sông, ven biển… khi bão, lũ xảy ra.

- Tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, ứng phó khẩn cấp sự cố công trình, đặc biệt là lực lượng quân đội đóng trên địa bàn.

- Tổ chức phát quang mái, chân đê, trong phạm vi bảo vệ công trình để phục vụ công tác tuần tra, phát hiện và kịp thời xử lý sự cố trong mùa mưa, lũ; giải tỏa, thanh thải vật cản, chướng ngại vật lấn chiếm bãi sông, lòng sông, nạo vét, khơi thông hệ thống kênh tiêu để đảm bảo tiêu úng, thoát lũ.

- Tăng cường kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi, đê điều nhằm kịp thời phát hiện, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều. Chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành quyết định cấp phép đối với chủ đầu tư các công trình liên quan đến thủy lợi, đê điều theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều xong trước mùa mưa, lũ và có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng, củng cố đội xung kích phòng, chống thiên tai theo quy định.

2. Đảm bảo an toàn các cống dưới đê trong mùa mưa, lũ

2.1. Yêu cầu các đơn vị quản lý, vận hành cống dưới đê:

- Tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các cống dưới đê để phát hiện các cống yếu, cống bị hư hỏng để tổ chức sửa chữa, đảm bảo đầy đủ phai dự phòng; đề nghị hoành triệt cống tạm thời hoặc hoành triệt vĩnh viễn đối với các cống không đảm bảo an toàn. Đối với các cống xung yếu phải có phương án bảo vệ do cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chức, cá nhân để chủ động chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện. Đối với những cống không đảm bảo an toàn phải hoành triệt trước mùa lũ, bão năm 2025, cần chủ động lập phương án cấp nước (hoặc tiêu nước) hỗ trợ để hạn chế mức độ ảnh hưởng do việc hoành triệt cống.

- Đối với những cống dưới đê đã xảy ra sự cố do lũ những năm trước, cống mới xây dựng nhưng chưa được vận hành trong điều kiện có lũ cao hoặc cống đang thi công, phải xây dựng phương án bảo vệ cụ thể để chủ động xử lý khi có sự cố xảy ra. Khắc phục kịp thời các tồn tại để đảm bảo vận hành an toàn nhất là những tồn tại, bất cập đã bộc lộ trong đợt ứng phó với mưa lũ sau bão số 3 năm 2024.

- Việc sử dụng cống dưới đê trong mùa lũ phải chấp hành nghiêm quy trình đóng, mở; phải có quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị và địa phương trong việc thực hiện phương án bảo vệ, xử lý các hư hỏng, sự cố.

2.2. Đối với những cống chưa có quy trình vận hành, chủ sử dụng cống phải chủ động xây dựng quy trình vận hành trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ được vận hành khi quy trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định:

- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trên đất liền; lực lượng quân sự tỉnh và lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác hộ đê và tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức tốt diễn tập hộ đê phòng, chống thiên tai năm 2025.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...