Ban pháp chế đảm nhận những công việc gì?

(có 4 đánh giá)

Ban pháp chế là bộ phận có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp. Rất nhiều bạn Cử nhân Luật chọn theo con đường pháp chế thay vì làm những công việc đặc thù ngành như Luật sư, Công chứng viên, Thư ký tòa án,… Vậy để vào nghề pháp chế doanh nghiệp bạn cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết nào?

Pháp chế doanh nghiệp là một nghề khó trong tất cả các nghề khó

Với chức năng và nhiệm vụ của vị trí việc làm này Pháp chế doanh nghiệp được xem là một nghề độc lập. Có nhiều người thắc mắc tại sao Pháp chế doanh nghiệp không phải đơn thuần là những công việc mà các chức danh khác có thể đảm nhiệm được. Chẳng hạn một Thư ký giám đốc, một Trợ lý trưởng phòng được đào tạo ngành luật, tốt nghiệp Cử nhân Luật cũng có thể thực hiện các công tác liên quan đến pháp lý doanh nghiệp?

  • Xin trả lời rằng, tách bạch Pháp chế doanh nghiệp là một nghề riêng lẽ vì để đảm nhận vị trí công việc này không chỉ yêu cầu hiểu biết cơ bản về pháp luật mà còn phải nghiên cứu chuyên sâu trang bị đầy đủ kỹ năng để thực hiện các công việc được giao một cách thành thạo.
  • Chẳng hạn, công việc tư vấn của pháp chế doanh nghiệp, không đơn thuần là tư vấn các quy định pháp luật, mà còn phải tư vấn các giải pháp, phương án cho từng vấn đề doanh nghiệp gặp phải, chỉ ra được cho doanh nghiệp thấy các ưu thế, bất lợi rồi đề xuất giải pháp, phương án tốt nhất để doanh chủ lựa chọn. Phức tạp như vậy, nên công tác pháp chế doanh nghiệp ngày nay được xác định là công việc mang tính chuyên môn cao, phải giao cho nhân sự chuyên trách, thì mới bảo đảm chất lượng của công việc, hạn chế thấp nhất rủi ro pháp, tăng tối đa hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Tóm lại, Pháp chế doanh nghiệp là một nghề khó trong tất cả các nghề khó.

Ban pháp chế đảm nhận những công việc gì?

Ban pháp chế doanh nghiệp đảm nhận những công việc gì?

  • Tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà công việc của các thành viên trong ban pháp chế sẽ khác nhau nhưng nhìn chung nhiệm vụ của họ là đảm nhận, chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp, công ty nơi họ làm việc.
  • Các công việc chung nhất định mà ban pháp chế phải đảm nhận trong doanh nghiệp cụ thể như sau:
  • Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tham vấn cho người quản trị, điều hành doanh nghiệp, các phòng ban và nhân sự của doanh nghiệp. Các lĩnh vực tư vấn bao gồm: thuế, tài chính, vay, thế chấp tài sản, chứng khoán, đầu tư, lao động, mua bán tài sản, chuyển nhượng cổ phần,…
  • Tư vấn, hỗ trợ việc xây dựng quy định nội bộ và kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định công ty theo yêu cầu của pháp luật.
  • Hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bản doanh nghiệp cần ban hành trong hoạt động hàng ngày như: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản,…
  • Tham gia vào các buổi họp cùng giám đốc, người đại diện công ty với đối tác, khách hàng về việc làm ăn, kinh doanh, phát triển dự án, trao đổi về giao dịch thương mại; tư vấn, soạn thảo hoặc hỗ trợ soạn thảo các dự thảo hợp đồng phục vụ cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh, giao dịch; rà soát, hiệu chỉnh: các bản dự thảo hợp đồng do các đối tác, khách hàng, các bộ phận chuyên môn gửi, cấp dưới trình.
  • Đại diện doanh nghiệp chủ trì, tham gia đàm phán hợp đồng, tham gia các buổi họp, làm việc liên quan đến thương lượng hợp đồng; phụ trách sau cùng việc rà soát các hợp đồng trước khi trình ký.
  • Tham gia tư vấn, trực tiếp dự các buổi họp về triển khai thực hiện hợp đồng: thanh toán, kiểm điểm tiến độ thực hiện công việc, thủ tục thực hiện công việc theo hợp đồng,…
  • Phụ trách chính trong việc thực hiện các thủ tục, cũng như đàm phán xử lý việc sửa đổi, chuyển nhượng hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh, chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
  • Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn cho doanh nghiệp về các tranh chấp pháp lý xảy ra, tư vấn phương án, lập tờ trình xin ý kiến về việc khởi kiện.
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu cần ký để kèm theo đơn khởi kiện.
  • Trao đổi giải quyết các vấn đề tranh chấp trực tiếp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Các công việc khác được phân công theo yêu cầu của cấp trên.

Tóm lại, làm nhân sự pháp chế cho doanh nghiệp, tùy là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tùy được phân công đảm trách một phần hay toàn bộ các công việc trên, xét đến cùng, nhân sự pháp chế phải “tham chiến” hầu hết các “mặt trận” mà doanh nghiệp tham gia liên quan đến pháp luật.

(có 4 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
2.832 
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng Pháp chế doanh nghiệp hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng Pháp chế doanh nghiệp
Click vào đây để xem danh sách Tuyển dụng Pháp chế doanh nghiệp hoặc nhận thông báo thường xuyên về Tuyển dụng Pháp chế doanh nghiệp