Ai là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Người đứng đầu Viện giải quyết công việc theo những cách thức nào?

(có 1 đánh giá)

Tôi có một câu hỏi như sau: Ai là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Người đứng đầu giải quyết công việc theo những cách thức nào? Câu hỏi của chị Thu Thủy ở Đồng Tháp.

Ai là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh?

Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Viện trưởng như sau:

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Viện trưởng

1. Viện trưởng là người đứng đầu Viện kiểm sát Thành phố, chịu trách nhiệm cá nhân trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và trước pháp luật về mọi hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố; chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát Thành phố thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

...”

Theo quy định trên, người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm cá nhân trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và trước pháp luật về mọi hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố; chỉ đạo, điều hành Viện kiểm sát Thành phố thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Hiện nay, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đồng chí Nguyễn Đức Thái.

Ai là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Người đứng đầu Viện giải quyết công việc theo những cách thức nào?

Ai là người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh? Người đứng đầu Viện giải quyết công việc theo những cách thức nào? (Hình từ Internet)

Người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết công việc theo những cách thức nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết công việc theo những cách thức sau:

+ Trực tiếp giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát Thành phố, bao gồm cả những công việc đã phân công cho các Phó Viện trưởng phụ trách, giải quyết nhưng Viện trưởng xét thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết vì nội dung cấp bách hoặc quan trọng; những việc liên quan đến từ hai Phó Viện trưởng trở lên, nhưng các Phó Viện trưởng có ý kiến khác nhau;

+ Phân công hoặc ủy quyền các Phó Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và phụ trách một số đơn vị, Viện kiểm sát quận, huyện;

+ Khi Viện trưởng vắng mặt hoặc nếu thấy cần thiết, Viện trưởng ủy quyền cho một Phó Viện trưởng thay mặt điều hành công việc của Viện trưởng; khi Phó Viện trưởng vắng mặt, Viện trưởng trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công một Phó Viện trưởng khác giải quyết công việc đã phân công cho Phó Viện trưởng vắng mặt;

+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định nhũng vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố;

+ Quyết định phân công, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định của pháp luật;

+ Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Viện trưởng giải quyết công việc thông qua các hoạt động: đi công tác; giao ban, hội nghị; nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo; kiểm tra, đôn đốc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố; giải quyết kiến nghị, đề xuất của các đơn vị; họp báo; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiếp công chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát Thành phố và các hình thức giải quyết công việc khác.

Người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Viện trước khi quyết định những vấn đề nào?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 thì Viện trưởng (người đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân) sẽ thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Viện trước khi quyết định những vấn đề sau:

+ Quy chế, Quy định liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố hoặc Quy chế, Quy định về phối hợp giữa Viện kiểm sát Thành phố với các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát Thành phố theo quy định của pháp luật.

+ Chương trình, Kế hoạch, Báo cáo công tác quan trọng gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình, Kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của tập thể Lãnh đạo Viện.

+ Triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, của Thành ủy, các văn bản quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Thành phố.

+ Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Viện kiểm sát Thành phố theo quy định.

+ Những vấn đề khác Viện trưởng thấy cần thiết phải thảo luận, thống nhất trong tập thể Lãnh đạo Viện để trình Ban Cán sự Đảng xin chủ trương hoặc trước khi Viện trưởng quyết định.

(có 1 đánh giá)
Trần Thị Tuyết Vân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.516 
Việc làm mới nhất