7 công việc hấp dẫn cho Cử nhân ngành Công nghệ dệt may?

Cử nhân ngành Công nghệ dệt may sau khi ra tường làm những công việc gì? Công nhân may có thể trình bày nội dung sản phẩm bằng những ngôn ngữ nào trên nhãn hàng hóa sản phẩm?

Đăng bài: 18:00 19/05/2025

7 công việc hấp dẫn cho Cử nhân ngành Công nghệ dệt may?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt may có thể ứng tuyển làm việc tại các vị trí công việc sau:

[1] Nhà thiết kế thời trang

- Thiết kế thời trang là một ngành nghề rất khả quan, cũng như mang lại mức thu nhập khá hấp dẫn, theo học ngành Công nghệ dệt may, hoàn toàn có thể trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành này thể làm nghề tự do, hoặc trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp của các công ty thời trang. Khi làm công việc này, bản thân mình có thể sáng tạo và thiết kế ra nhiều thể loại trang phục phù hợp xu hướng thời trang và nhu cầu của đơn hàng, người tiêu dùng.

- Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng ngày càng đòi hỏi sản phẩm thời trang có chất lượng tốt hơn, thiết kế ấn tượng hơn và sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho quần áo, túi xách, giày dép. Do vậy, cơ hội cho những nhà thiết kế thời trang trẻ cũng rất tiềm năng trong tương lai.

[2] Chuyên viên tư vấn công nghệ may mặc

- Chuyên viên tư vấn công nghệ may mặc là người có nhiệm vụ tư vấn về các công nghệ sản xuất may mặc, đưa ra giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

- Công việc của chuyên viên tư vấn công nghệ may mặc bao gồm: đánh giá và phân tích quy trình sản xuất để đưa ra các giải pháp cải tiến, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất sản xuất và giảm chi phí sản xuất; tư vấn về chọn lựa thiết bị, máy móc sản xuất phù hợp để tối ưu hóa quy trình sản xuất;...

- Mức lương của Chuyên viên tư vấn công nghệ may mặc thường dao động từ khoảng 8-15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của từng cá nhân.

[3] Chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm

- Chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng của các sản phẩm may mặc và quản lý chất lượng hệ thống quy trình sản xuất may công nghiệp.

- Đây là một công việc rất quan trọng trong các xưởng may mặc, các công ty thời trang vì việc đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, sẽ giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp, giúp các sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng hoàn hảo nhất.

- Chuyên viên quản lý chất lượng sản phẩm có thể làm tại phòng QA (quality asurance), QC (quality control), KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) tại các công ty dệt may.

- Hoặc thú vị hơn là làm kiểm định chất lượng tại các Văn phòng đại diện của các thương hiệu nước ngoài đặt tại Việt Nam như: GAP, Nike, Unilo, Decathlon, Adidas,...

[4] Chuyên viên định mức giá sản phẩm

- Thay vì trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm may mặc, sinh viên ngành Công nghệ dệt, may có thể đảm nhận vị trí của một người định mức giá cho sản phẩm của công ty. 

- Công việc của Chuyên viên định mức giá sản phẩm là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và đánh giá giá trị của sản phẩm dệt may, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí quản lý và lợi nhuận,... và đưa ra các đề xuất giá chính xác cho sản phẩm may mặc.

- Mức lương của Chuyên viên định mức giá sản phẩm thường dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm và trình độ của từng cá nhân.

[5] Chuyên viên giám sát quy trình sản xuất

- Đây là một công việc rất quan trọng trong quy trình sản xuất may mặc.

- Người giám sát sẽ phải quản lý năng suất, chất lượng, tiến độ từ những khâu cơ bản nhất, cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm dựa trên kế hoạch và quy trình sản xuất,... công việc này sẽ giúp cho các sản phẩm được tạo ra chất lượng và hoàn thiện hơn.

- Mức lương của Chuyên viên giám sát quy trình sản xuất thường dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng tùy theo kinh nghiệm và trình độ của từng cá nhân.

[6] Chuyên viên quản lý đơn hàng (Merchandise)

- Bộ phận merchandise có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp may mặc bởi lẽ, để vận hành một hệ thống sản xuất cần có ít nhất 3 bên: nhà cung ứng nguyên vật liệu, doanh nghiệp và khách hàng.

- Merchandise đảm bảo thời gian sản xuất và giao hàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tìm kiếm giải pháp giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cùng với đó là quản lý lượng hàng tồn kho và đảm bảo tình trạng cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ.

- Mức lương của Chuyên viên quản lý đơn hàng thường dao động từ 10-25 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của mỗi người.

[7] Tự mở tiệm may, xưởng may

- “Khởi nghiệp” sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ dệt may là một lựa chọn khá hấp dẫn. Sinh viên có thể huy động vốn để tự kinh doanh dịch vụ may mặc tại nhà hoặc mở xưởng, thuê nhân công và nhận đơn đặt hàng từ khách hàng bên ngoài. 

- Công việc của chủ tiệm may hoặc xưởng may bao gồm quản lý sản xuất, tìm kiếm khách hàng, định giá, lên kế hoạch sản xuất và quản lý đội ngũ thợ may. Ngoài ra, họ cũng phải quản lý tài chính, mua sắm vật liệu, máy móc thiết bị và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.

- Mức lương của chủ tiệm may hoặc xưởng may phụ thuộc vào quy mô, quản lý hiệu quả, cách thức quảng cáo sản phẩm, vị trí địa lý, chất lượng sản phẩm, quan hệ khách hàng và nhân viên của doanh nghiệp. Thông thường, mức lương của chủ tiệm may hoặc xưởng may được tính dựa trên lợi nhuận sau khi trừ chi phí hoạt động.

Ngoài 7 công việc hấp dẫn cho Cử nhân ngành Công nghệ dệt may còn có Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

7 công việc hấp dẫn cho Cử nhân ngành Công nghệ dệt may?

7 công việc hấp dẫn cho Cử nhân ngành Công nghệ dệt may? (Hình từ Internet)

Công nhân may có thể trình bày nội dung sản phẩm bằng những ngôn ngữ nào trên nhãn hàng hóa sản phẩm?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về ngôn ngữ trình bày như sau:

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Theo đó, công nhân may trình bày ngôn ngữ của nhãn hàng hóa sản phẩm có thể được sử dụng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ nước ngoài (nếu là sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu).

Đối với sản phẩm hàng hóa trong nước thì một số thông tin được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

- Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Xem thêm:

>> Ngành Quản trị du lịch và lữ hành: Học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

>> Địa chất học là gì? Cơ hội việc làm ngành Địa chất học ra sao?

Từ khóa: Công nghệ dệt may Cử nhân ngành Công nghệ dệt may Công nhân may Hàng hóa sản phẩm Hàng hóa xuất khẩu

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...