Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Một số điểm mới về ngày nghỉ phép năm, lễ tết, việc riêng của người lao động trong Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực 01/01/2021
Từ 01/01/2021 sẽ có những thay đổi nhất định về ngày nghỉ phép, lễ tết, việc riêng của người lao động thể theo quy định của Bộ luật lao động 2019
Ngày nghỉ phép năm
Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm cụ thể:
“12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Bộ luật Lao động 2012 quy định người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng được hưởng 14 ngày tuy nhiên luật mới đã không còn quy định này.
Trường hợp được nghỉ 16 ngày theo luật cũ thì còn áp dụng với cả đối tượng NLĐ làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt tuy nhiên tại Bộ luật lao động 2019 cũng bỏ quy định trên.
Ngoài ra Luật này còn quy định thêm:
“Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”
Ngày nghỉ lễ, tết
NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
Tết Âm lịch: 05 ngày;
Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau) (hiện hành chỉ được nghỉ 01 ngày);
Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Thêm một điểm mới nữa trong quy định về nghĩ lễ, tết từ năm 2021 đó là Thủ tướng sẽ quyết định cụ thể ngày nghỉ tết âm lịch thay vì người sử dụng lao động như quy định hiện hành.
Nghỉ việc riêng
Điều 115 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động được nghỉ việc riêng có hưởng lương thuộc các trường hợp sau đây:
“Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”
Trong đó Bộ luật lao động 2019 có quy định thêm 04 trường hợp mới mà người lao động được nghỉ việc riêng cụ thể nghỉ 03 ngày là các trường hợp:
Cha nuôi chết
Mẹ nuôi chết
Cha nuôi của vợ/chồng chết
Mẹ nuôi của vợ/chồng chết
Trên đây là tất cả các quy định mới về quy định nghỉ phép năm, lễ tết, việc riêng của người lao động từ năm 2021.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Cùng khám phá các ngành nghề hot hiện nay và lý do tại sao chúng trở nên phổ biến. Đâu là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển và thu nhập cao trong tương lai?
Kinh tế có vai trò quyết định đối với xu hướng tiêu dùng tết của người lao động. Kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng tiêu dùng Tết của lao động?
Đào tạo nghề nghiệp liệu có phải chìa khóa cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp?
Quản trị nhân sự là gì? Tại sao quản trị nhân sự lại đóng vai trò quan trọng đến thành công của doanh nghiệp?