Công việc tạo âm thanh ASMR có được xem là một nghề freelancer không? Công việc freelancer có phải đóng thuế TNCN?

Tạo âm thanh ASMR có được xem là nghề freelancer không? Công việc freelancer có phải đóng thuế TNCN?

Đăng bài: 02:30 04/05/2025

Công việc tạo âm thanh ASMR có được xem là một nghề freelancer không?

Trong vài năm trở lại đây, âm thanh ASMR đã trở nên phổ biến rộng rãi trên internet với hàng triệu video trên YouTube, TikTok, Facebook và Instagram. ASMR viết tắt là Autonomous Sensory Meridian Response được hiểu đơn giản là phản ứng cực khoái cảm giác tự chủ.

Đây là loại âm thanh mang lại cảm giác dễ chịu, khi nghe những âm thanh nhẹ nhàng như tiếng thì thầm, tiếng gõ móng tay, tiếng lật sách, hay thậm chí là tiếng nhai đồ ăn. Và đặc biệt là ASMR không sử dụng ngôn ngữ nên tất cả mọi người đều có thể lắng nghe và cảm nhận loại âm thanh này.

Chính vì đều này cũng đã giúp ASMR lan rộng trên cầu một cách nhanh chóng, kéo theo nhiều người cũng bắt đầu tham gia vào hoạt động này để kiếm thêm thu nhập vì tính dễ hoạt động, kinh phí thấp, không đòi hỏi trình độ, ...là hình thức giải trí nhiều người quan tâm và trở thành một nghề freelancer.

Âm thanh ASMR được chứng minh là một loại âm thanh giúp giảm căng thẳng tự nhiên; nhiều âm thanh về làm móng, chải tóc,..mang lại cho người nghe cảm giác chân thật, gần gũi; thâm chí còn hỗ trợ giấc ngủ rất hiệu quả.

Hiện nay, công việc tạo âm thanh ASMR hoàn toàn được xem là một nghề freelancer và thậm chí là một nghề sáng tạo chuyên nghiệp trong thời đại số.

Với tính chất công việc tự do, không rằng buộc cố định, ASMR thường được tự quay, tự dựng, tự tạo âm thanh và đăng tải lên Youtube, TikTok, Spotify... mà không cần ký hợp đồng. ASMR là hình thức giải trí nhiều người quan tâm, nhiều kênh ASMR đã trở thành nguồn thu nhập ổn định, thậm chí là nghề chính của nhiều nhà sáng tạo nội dung trên Youtube, Tiktok,..

Công việc tạo âm thanh ASMR có được xem là một nghề freelancer không? mang tính tham khảo. 

Công việc tạo âm thanh ASMR có được xem là một nghề freelancer không?

Công việc tạo âm thanh ASMR có được xem là một nghề freelancer không? (Hình từ Internet)

Công việc freelancer có phải đóng thuế TNCN không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định về đối tượng nộp thuế như sau:

Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Điều 17 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 (Quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế tại khoản 25 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026), được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 có quy định về thu nhập chịu thuế như sau:

Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh có doanh thu dưới mức quy định tại khoản 25 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức
6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người làm freelance được quy định như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
...
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
...

Như vây, người làm công việc freelance thuộc đối tượng phải đóng thuế TNCN.

Các khoản thu nhập từ công việc freelance thuộc các thu nhập chịu thuế thì đều phải đóng thuế TNCN theo quy định.

Người làm công việc freelance là cá nhân cư trú và không ký hợp đồng lao động với các tổ chức, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức 10% thù lao.

Tuy nhiên, người làm công việc freelance chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập từ công việc freelance này nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của người làm công việc freelance sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người làm công việc freelance làm cam kết để tổ chức, doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ thuế.

10 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: nghề freelancer âm thanh ASMR tạo âm thanh ASMR Công việc tạo âm thanh ASMR Thu nhập chịu thuế Freelancer ASMR

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...