Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo chương trình mới?
Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh? Cơ sở giáo dục bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh đáp ứng điều kiện?
Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo chương trình mới?
Căn cứ Mục 4 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định như sau:
Phần 1 Kiến thức chung:
Mục đích: Học viên có được những kiến thức cốt lõi về quản lý nhà nước về giáo dục, công tác tư vấn học sinh và những yếu tố nền tảng cho nghề nghiệp của viên chức trong công tác tư vấn học sinh.
Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục (10 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
- Trình bày được nguyên tắc của quản lý nhà nước về giáo dục; cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
- Hiểu được nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục.
- Trình bày được vai trò của công tác quản lý nhà nước; nguyên tắc quản lý nhà nước về giáo dục.
- Nắm được khái quát về quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nội dung:
(1) Khái quát về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục:
- Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về giáo dục.
- Nguyên tắc của quản lý nhà nước về giáo dục.
- Nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
- Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục.
(2) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục:
- Khái quát về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
- Phân loại cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
(3) Khái quát về quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập:
- Tổ chức quản lý nhà trường của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Tổ chức hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Chuyên đề 2: Công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (8 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vai trò của công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Mô tả được nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức tư vấn học sinh; trách nhiệm của viên chức tư vấn học sinh với nghề nghiệp, với học sinh; với các đồng nghiệp và các bên liên quan.
- Mô tả được định hướng đổi mới công tác tư vấn học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Thảo luận, đề xuất, chọn phương án thực hiện nhiệm vụ tư vấn học sinh phù hợp với thực tiễn.
Nội dung:
(1) Vấn đề chung công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Vai trò của công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Nhiệm vụ của viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức tư vấn học sinh.
(2) Công tác tư vấn học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và xu hướng phát triển xã hội.
- Công tác tư vấn học sinh trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Định hướng đổi mới công tác tư vấn học sinh theo xu hướng phát triển xã hội.
Chuyên đề 3: Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của viên chức tư vấn học sinh (4 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Phân tích được những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của viên chức tư vấn học sinh.
- Thảo luận đưa ra được các cách ứng xử với các tình huống trong công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trong trường học.
- Đề xuất được cách ứng xử của viên chức tư vấn học sinh trong một số tình huống có thể xảy ra hoặc thường gặp trong hoạt động nghề nghiệp.
Nội dung:
- Trách nhiệm của viên chức tư vấn học sinh với nghề nghiệp, với học sinh, với đồng nghiệp và các bên liên quan.
- Những phẩm chất của viên chức tư vấn học sinh trong môi trường giáo dục.
Phần 2: Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của viên chức tư vấn học sinh
Mục đích: Học viên có được những kiến thức cơ bản, nội dung, quy trình, hình thức thực hiện công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập góp phần hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho viên chức (gồm có các năng lực: Nhận biết được đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, sức khỏe, vấn đề xã hội của học sinh; nhận diện được tình trạng và tính nhạy cảm của đối tượng cần tư vấn, hỗ trợ; nhận biết được các hình thức xâm hại, bạo lực học đường và thực hiện thành thạo các kỹ năng phân tích, đánh giá mức độ tổn thương và mức độ nguy cơ).
Chuyên đề 4: Nội dung cơ bản về công tác tư vấn học sinh (36 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và mô tả được các nội dung cần tư vấn, hỗ trợ đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Mô tả được quy trình thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của viên chức trong công tác tư vấn học sinh (gồm công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học) để áp dụng vào thực tiễn.
- Xác định được các hình thức thực hiện công tác tư vấn học sinh phù hợp trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Nội dung:
(1) Khái quát về công tác tư vấn học sinh ở cơ sở giáo dục phổ thông công lập
- Tư vấn, hỗ trợ về học tập;
- Tư vấn, hỗ trợ về sức khỏe thể chất, giới, quan hệ xã hội;
- Tư vấn, hỗ trợ về tâm lý;
- Tư vấn, hỗ trợ về kỹ năng sống;
- Tư vấn, hỗ trợ về hướng nghiệp, việc làm, khởi nghiệp;
- Tư vấn, hỗ trợ về chính sách, pháp luật;
- Tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ công tác xã hội;
- Các nội dung tư vấn, hỗ trợ khác.
(2) Quy trình thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của viên chức trong công tác tư vấn học sinh (gồm công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học)
- Thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin, xác định và phân loại nội dung cần tư vấn hỗ trợ học sinh.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học.
- Kết thúc Kế hoạch công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học.
- Báo cáo việc thực hiện Kế hoạch công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trong trường học và lưu trữ hồ sơ.
(3) Hình thức thực hiện công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
- Tư vấn trực tiếp.
- Tư vấn trực tuyến.
- Thiết lập hệ thống tiếp nhận, trao đổi thông tin.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông, chương trình phòng ngừa.
- Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật.
- Hướng dẫn sử dụng các dịch vụ tư vấn học đường, công tác xã hội ngoài nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển cho người học.
Chuyên đề 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập (12 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được cấu trúc cơ bản của bản kế hoạch công tác tư vấn học sinh; quy trình xây dựng kế hoạch công tác tư vấn học sinh.
- Phân tích được các bước trong quy trình xây dựng kế hoạch công tác tư vấn học sinh; kế hoạch công tác tư vấn học sinh ở các cấp học khác nhau.
- Thảo luận để đưa ra các phương án xây dựng kế hoạch công tác tư vấn học sinh; lựa chọn phương án thực hiện kế hoạch công tác tư vấn học sinh.
Nội dung:
(1) Xây dựng kế hoạch công tác tư vấn học sinh
- Xây dựng mục tiêu.
- Xác định nội dung.
- Thiết kế hoạt động.
(2) Thực hiện kế hoạch công tác tư vấn học sinh
- Thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá và điều chỉnh.
Chuyện đề 6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn học sinh (20 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường. - Tóm tắt được vai trò của công nghệ thông tin trong công tác tư vấn học sinh; xu hướng hiện đại của tư vấn học sinh trường học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ công tác tư vấn học sinh;
Nội dung:
(1) Vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường và trong công tác tư vấn học sinh
- Vai trò của công nghệ thông tin trong các hoạt động ở nhà trường
- Vai trò của công nghệ thông tin trong công tác tư vấn học sinh
(2) Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác tư vấn học sinh
- Hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm để tư vấn, hỗ trợ trực tuyến cho học sinh.
- Hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tư vấn học sinh.
- Hướng dẫn quản lý thông tin và bảo mật dữ liệu học sinh trên môi trường mạng.
- Hướng dẫn cách sử dụng một số phần mềm khác trong công tác tư vấn học sinh.
Chuyên đề 7: Một số tình huống điển hình trong công tác tư vấn học sinh (40 tiết)
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được một số tình huống thường xảy ra trong trường học đối với công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trong trường học. Phân loại được tình huống cụ thể, xác định được tình huống thuộc nhóm nội dung cần tư vấn, hỗ hợ.
- Phân tích được các tình huống, đưa ra các phương án xử lý đảm bảo quy trình, với hình thức tư vấn phù hợp.
- Thảo luận để lựa chọn phương án, thực hiện phương án xử lý các tình huống đã đưa ra.
Nội dung:
- Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về học tập.
- Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về sức khỏe thể chất, giới, quan hệ xã hội.
- Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về khó khăn tâm lý.
- Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về bạo lực học đường.
- Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về phòng chống tác hại thuốc lá 6. Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh nghiện game, trò chơi điện tử 7. Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh về hướng nghiệp, việc làm, khởi nghiệp 8. Một số tình huống tư vấn, hỗ trợ học sinh khác.
Ôn tập và thảo luận phần 2 (6 tiết)
Kiểm tra (2 tiết)
Phần 3 Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch cuối khóa (16 tiết)
(1) Tìm hiểu thực tế (8 tiết)
- Mục đích:
Tìm hiểu, quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác tư vẫn học sinh qua thực tiễn tại một đơn vị cụ thể. Giúp gắn kết giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
- Yêu cầu:
+ Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế. Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.
+ Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, bố trí cơ sở vật chất, nhân lực dễ học viên được quan sát, thực hành, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
(2) Viết tiểu luận cuối khóa (8 tiết)
- Mục đích:
+ Bải thu hoạch là một phần quan trọng trong Chương trình bồi dưỡng thể hiện kiến thức và kĩ năng của học viên thu nhận được từ nội dung phần 1, nội dung phần 2 và trải nghiệm thực tế.
+ Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng tiếp thu được từ Chương trình bồi dưỡng vào vị trí công tác tư vấn học sinh và định hướng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập công lập.
- Yêu cầu:
+ Cuối khóa học, mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công việc tư vấn học sinh, trong đó nêu được kiến thức và kĩ năng thu nhận được, phân tích công việc tư vấn học sinh và đề xuất vận dụng vào công việc;
+ Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về bài thu hoạch sẽ được thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học;
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của một bài thu hoạch;
+ Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.
Tóm lại, trên là chi tiết về việc bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo chương trình mới bao gồm 03 phần chính: Kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển ở thực tế đời sống xã hội.
>> Danh sách 38 ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai?
>> Chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí theo Thông tư 07/2024/TT-BNV?
Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh theo chương trình mới? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Tiểu mục 4 Mục 5 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh ban hành kèm theo Quyết định 1311/QĐ-BGDĐT năm 2025 quy định như sau:
4. Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng
Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông hoặc đào tạo, bồi dưỡng các ngành thuộc lĩnh vực tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học; Viện nghiên cứu khoa học có chức năng nghiên cứu về tâm lý học đường, công tác xã hội đáp ứng yêu cầu về trình độ giảng viên.
b) Có đủ giảng viên cơ hữu và báo cáo viên tham gia giảng dạy chương trình. Trong đó, có ít nhất 02 giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành tâm lý học, công tác xã hội hoặc chuyên ngành tâm lý học, xã hội học.
c) Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) để thực hiện Chương trình bồi dưỡng này.
d) Có tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh được biên soạn, thẩm định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh đáp ứng điều kiện sau:
- Là cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông hoặc đào tạo, bồi dưỡng các ngành thuộc lĩnh vực tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học;
Viện nghiên cứu khoa học có chức năng nghiên cứu về tâm lý học đường, công tác xã hội đáp ứng yêu cầu về trình độ giảng viên.
- Có đủ giảng viên cơ hữu và báo cáo viên tham gia giảng dạy chương trình. Trong đó, có ít nhất 02 giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ trở lên chuyên ngành tâm lý học, công tác xã hội hoặc chuyên ngành tâm lý học, xã hội học.
- Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) để thực hiện Chương trình bồi dưỡng này.
- Có tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh được biên soạn, thẩm định theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: viên chức tư vấn học sinh chức danh nghề nghiệp chương trình bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;