Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc?
Kỹ năng quản lý thời gian? Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc? Người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động có kỹ năng quản lý thời gian trong hợp đồng?
Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc?
Kỹ năng quản lý thời gian là gì?
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng của một người thực hiện phân bổ thời gian của bản thân, sắp xếp công việc cần làm và hoạt động hiệu quả.
Kỹ năng quản lý thời gian là một trong những kỹ năng cá nhân phải tự tìm tòi và học hỏi sau đó đút kết kinh nghiệm của bản thân.
Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc?
Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ cho những công việc như sau:
- Loại bỏ các thói quen xấu.
- Giải quyết công việc nhanh chóng, không trì hoãn.
- Không ngại từ chối công việc không phù hợp hoặc không trong nhiệm vụ.
- Tránh tổ chức công việc quá kém.
- Tránh căng thẳng và áp lực với công việc.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Tạo ấn tượng với đồng nghiệp và sếp.
Kỹ năng quản lý thời gian là gìvà kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc, trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Kỹ năng là gì? Giới trẻ ngày nay cần có những kỹ năng nào cho công việc?
>> Kỹ năng giao tiếp là gì? Tại sao kỹ năng giao tiếp lại cần thiết với học sinh?
Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hỗ trợ gì cho công việc? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động có kỹ năng quản lý thời gian trong hợp đồng không?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau về trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Cùng với đó, không giới hạn việc hai bên thỏa thuận về các kỹ năng cần có trong hợp đồng lao động.
Điều này đồng nghĩa, việc người lao động và người sử dụng lao động ký kết có điều khoản về kỹ năng quản lý thời gian thì kỹ năng trên là bắt buộc, nếu không có trong hợp đồng thì không bắt buộc.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động quy định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];