Cách xoá tài khoản Telegram đơn giản nhất? Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam vì vi phạm gì trên không gian mạng?

Hướng dẫn chi tiết xoá tài khoản Telegram? Chặn Telegram tại Việt Nam vì vi phạm gì trên không gian mạng?

Đăng bài: 18:00 23/05/2025

Cách xoá tài khoản Telegram đơn giản nhất?

Telegram là ứng dụng được nhiều người dùng sử dụng để trao đổi công việc cũng như học tập nhờ tính tiện lợi của nó trong việc nhắn tin nhanh, gửi ảnh chất lượng cao,...

Tuy nhiên, hiện nay ứng dụng Telegram đang ngày càng bị lạm dụng cho các hoạt động vi phạm pháp luật. Để tránh bị ảnh hưởng, nhiều người tìm cách xoá tài khoản Telegram. Dưới đây là cách xoá tài khoản Telegram đơn giản nhất:

Bước 1: Truy cập Telegram trên điện thoại, iPhone của bạn -> Chọn mục Cài đặt > Chọn Riêng tư và bảo mật > Chọn Không online trong ở mục "TỰ ĐỘNG XÓA TÀI KHOẢN CỦA TÔI".

Bước 2: Chọn "Xóa tài khoản ngay bây giờ". Sau đó chọn "Xóa tài khoản của tôi". Vậy là đã thành công trong việc xoá tài khoản Telegram.

Trên đây là thông tin về cách xoá tài khoản Telegram đơn giản có thể tham khảo.

Cách xoá tài khoản Telegram đơn giản nhất? Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam vì vi phạm gì trên không gian mạng?

Cách xoá tài khoản Telegram đơn giản nhất? Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam vì vi phạm gì trên không gian mạng? (Hình từ Internet)

Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam vì vi phạm gì trên không gian mạng?

Vừa qua, ngày 21 tháng 5 năm 2025, Cục Viễn thông đã có Công văn 2312/CVT-CS năm 2025 về việc ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo đó, Cục Viễn thông phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thực hiện việc Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam, theo đó:

[1] Cơ quan công an thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam, nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, tán phát tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...

[2] Theo quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Telegram cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam: phải có trách nhiệm thông báo thông tin liên hệ cho cơ quan quản lý, kiểm tra giám sát, loại bỏ, ngăn chặn thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm pháp luật theo quy định của Luật An ninh mạng 2018 và các quy định của pháp luật có liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin xuyên biên giới vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý thông tin vi phạm pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam triển khai các biện pháp kỹ thuật để "Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vì phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet".

[3] Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Internet tiến hành các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động Telegram tại Việt Nam.

Việc lợi dụng hoạt động viễn thông thực hiện các hành vi chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1 Điều 9 Luật Viễn thông 2023, khi đó doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện các hiện pháp ngăn chặn dịch vụ (điểm đ khoản 2 Điều 13 Luật Viễn thông 2023).

Đồng thời, căn cứ theo pháp luật về viễn thông, từ ngày 01/01/2025 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Intemet phải thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên Telegram không chấp hành quy định.

Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 4 Điều 9 Luật Viễn thông 2023; với các vi phạm Điều 9 Luật Viễn thông 2023, khi đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn (điểm c khoản 1 Điều 79 Nghị định 163/2024/NĐ-CP).

Như vậy, Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam do có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên không gian mạng như:

- Có tới 68% kênh, nhóm xấu độc, liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, mà túy; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...;

- Không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý thông tin vi phạm pháp luật;

- Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Viễn thông 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông như sau:

[1] Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

[2] Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

[3] Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

[4] Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật Viễn thông 2023.

[5] Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Từ khóa: Xoá tài khoản Telegram Tài khoản Telegram Ứng dụng Telegram bị chặn tại Việt Nam Ứng dụng Telegram Telegram bị chặn tại Việt Nam Cục Viễn thông

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...