Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Ví dụ văn bản dưới luật
Hiện nay Hiến pháp 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và các văn bản liên quan chưa có định nghĩa cụ thể như thế nào là "văn bản dưới luật". Tuy nhiên có thể hiểu như sau:
Văn bản dưới luật là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để hướng dẫn, chi tiết hóa việc thực hiện luật.
Văn bản dưới luật phải:
- Tuân thủ và không được trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
- Được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức và trình tự thủ tục
- Phục vụ mục đích quản lý nhà nước và thực thi pháp luật
Ví dụ về văn bản dưới luật: Nghị định, thông tư, sắc lệnh, quyết định,....
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật?
Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Và hướng dẫn tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 như sau:
Câu 33. Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật? Trường hợp vi phạm quy định của UBND về diện tích tối thiểu để tách thửa có phải là vi phạm điều cấm không? (VKS Thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Điều 123 BLDS năm 2015 quy định “điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”, như vậy, những điều cấm này phải do luật, bộ luật quy định. Văn bản dưới luật không được tự đặt ra điều cấm vì các điều cấm đều dẫn đến làm hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích đất tối thiểu để tách thửa là văn bản cụ thể hóa khoản 1 Điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đây là quy định về điều kiện để tách thửa chứ không phải điều cấm.
Theo đó, điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Và văn bản dưới luật không được tự đặt ra điều cấm vì các điều cấm đều dẫn đến làm hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật (Hình từ Internet)
Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền như thế nào?
Theo Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
- Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
- Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
+ Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Nghị định 168 do cơ quan nào ban hành? Ai có trách nhiệm thi hành Nghị định 168?
Mức xử phạt đối với chủ xe có hành vi tự tăng giá vé xe khách dịp Tết Nguyên đán 2025 là bao nhiêu theo quy định? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Người cao tuổi có được giảm giá vé tàu về quê dịp Tết Nguyên đán 2025 hay không? Mức giảm giá vé khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán 2025 cho người cao tuổi tối đa bao nhiêu phần trăm?
Từ 01/7/2025, văn bản ủy quyền nhận lương hưu chỉ có hiệu lực tối đa là bao lâu kể từ ngày lập? Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định như thế nào?