Từ 01 7 2025, sử dụng số định danh cá nhân làm mã định danh y tế? Việc xử lý dữ liệu y tế được quy định như thế nào?
Từ 01 7 2025, sử dụng số định danh cá nhân làm mã định danh y tế? Việc xử lý dữ liệu y tế được quy định như thế nào?
Từ 01 7 2025, sử dụng số định danh cá nhân làm mã định danh y tế?
Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Căn cước 2023 như sau:
- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
- Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.
Căn cứ Điều 6 Nghị định 102/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định:
Mã định danh y tế của cá nhân
Sử dụng số định danh cá nhân của công dân Việt Nam và người nước ngoài đã được cấp tài khoản định danh điện tử theo quy định pháp luật về căn cước làm mã định danh y tế của cá nhân.
Như vậy, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng làm mã định danh y tế của cá nhân từ 01/7/2025.
Mã định danh y tế (Hình internet)
Việc xử lý dữ liệu y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2025/NĐ-CP, việc xử lý dữ liệu y tế được thực hiện như sau:
[1] Mã hóa, giải mã dữ liệu
- Dữ liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước phải được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu khi lưu trữ, truyền, nhận, chia sẻ trên mạng máy tính.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng một hoặc nhiều giải pháp mã hóa và quy trình mã hóa, giải mã phù hợp với hoạt động quản trị, quản lý dữ liệu của mình.
- Chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu quyết định việc mã hóa, giải mã dữ liệu.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp để giải mã dữ liệu mà không cần chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu đồng ý trong các trường hợp sau đây:
+ Tình trạng khẩn cấp;
+ Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp;
+ Thảm họa;
+ Phòng, chống bạo loạn, khủng bố.
[2] Chuyển, xử lý dữ liệu xuyên biên giới
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do chuyển dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam, xử lý dữ liệu của nước ngoài tại Việt Nam, được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Chuyển, xử lý dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng xuyên biên giới bao gồm:
+ Chuyển dữ liệu đang lưu trữ tại Việt Nam tới hệ thống lưu trữ dữ liệu đặt ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam chuyển dữ liệu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng nền tảng ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xử lý dữ liệu.
- Việc chuyển, xử lý dữ liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Nghị định 102/2025/NĐ-CP phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[3] Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu
- Hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu phải phù hợp với chiến lược phát triển dữ liệu quốc gia; phát huy nội lực trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tuân thủ nguyên tắc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu theo quy định của Luật này.
- Các nền tảng khoa học và công nghệ trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu bao gồm: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, chuỗi khối, truyền thông dữ liệu, Internet vạn vật, dữ liệu lớn và công nghệ hiện đại khác.
- Tập trung nguồn lực quốc gia cho hoạt động phát triển, ứng dụng nền tảng khoa học và công nghệ trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu phục vụ chuyển đổi số quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.
Lưu ý: Chính phủ quy định việc quản lý, phát triển, thử nghiệm có kiểm soát các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu.
[4] Xác định và quản lý rủi ro phát sinh trong xử lý dữ liệu
- Rủi ro phát sinh trong xử lý dữ liệu bao gồm: rủi ro quyền riêng tư, rủi ro an ninh mạng, rủi ro nhận dạng và quản lý truy cập, rủi ro khác trong xử lý dữ liệu.
- Cơ quan nhà nước phải xác định, thiết lập cơ chế cảnh báo sớm về rủi ro phát sinh trong xử lý dữ liệu, xây dựng biện pháp để bảo vệ dữ liệu.
- Chủ quản dữ liệu không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 102/2025/NĐ-CP tự đánh giá, xác định rủi ro và thực hiện các biện pháp để bảo vệ dữ liệu; kịp thời khắc phục rủi ro phát sinh và thông báo cho chủ thể dữ liệu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Chủ quản dữ liệu cốt lõi, dữ liệu quan trọng phải định kỳ tiến hành đánh giá rủi ro đối với các hoạt động xử lý dữ liệu đó theo quy định và thông báo tới đơn vị chuyên trách về an ninh mạng, an toàn thông tin thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện việc bảo vệ an toàn, an ninh dữ liệu.
[5] Các hoạt động khác trong xử lý dữ liệu
- Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu thu hồi, xóa hoặc hủy dữ liệu của mình đã cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ quản dữ liệu có trách nhiệm thiết lập quy trình, triển khai các biện pháp, phương thức thu hồi, xóa hoặc hủy dữ liệu theo yêu cầu của chủ thể dữ liệu.
- Cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện điều chỉnh, cập nhật dữ liệu thường xuyên, liên tục; quyết định lưu trữ lịch sử quá trình thực hiện kết hợp, điều chỉnh, cập nhật, sao chép, truyền đưa, chuyển giao, thu hồi, xóa, hủy dữ liệu do mình quản lý.
- Chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 102/2025/NĐ-CP thực hiện kết hợp, điều chỉnh, cập nhật, sao chép, truyền đưa, chuyển giao dữ liệu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Nghị định 102/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025
Xem thêm
- Triển khai sinh trắc học trên VNeID tại toàn bộ sân bay, cửa khẩu trong Quý 2/2025? Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam?
- Hướng dẫn tích hợp tình trạng hôn nhân trên VNeID đơn giản nhất? Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam?
- Giấy phép lái xe trên VNeID có bị tạm giữ hay không? Hướng dẫn xem giấy phép lái xe bị tạm giữ trên VNeID chi tiết nhất?
Từ khóa: Số định danh cá nhân Dữ liệu y tế Định danh y tế Mã định danh y tế Mã định danh y tế của cá nhân Xử lý dữ liệu y tế Xử lý dữ liệu
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;