Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới?
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới? Người chưa thành niên phải xin lỗi bị hại và mong muốn được tha thứ theo Luật Tư pháp người chưa thành niên như thế nào?
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới?
Căn cứ Điều 45 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về hạn chế khung giờ đi lại như sau:
Hạn chế khung giờ đi lại
1. Hạn chế khung giờ đi lại là việc giới hạn người chưa thành niên phạm tội ra khỏi nhà vào khung giờ nhất định trong khoảng thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, trừ trường hợp cần thiết được người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho phép.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp hạn chế khung giờ đi lại là từ 03 tháng đến 06 tháng.
Như vậy, khi Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực từ 1/1/2026 sẽ chính thức áp dụng hạn chế khung giờ đi lại của người chưa thành niên phạm tội.
Đối tượng này sẽ không được ra khỏi nhà vào khung giờ nhất định trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau, trừ trường hợp cần thiết được người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho phép. Thời hạn áp dụng biện pháp hạn chế khung giờ đi lại là từ 03 tháng đến 06 tháng.
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới? (Hình từ Internet)
Người chưa thành niên phải xin lỗi bị hại và mong muốn được tha thứ theo Luật Tư pháp người chưa thành niên như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định như sau:
Xin lỗi bị hại
1. Xin lỗi bị hại là việc người chưa thành niên phạm tội nhận lỗi với bị hại và mong muốn được tha thứ về hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Việc xin lỗi bị hại được thi hành ngay tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng hoặc tại phiên tòa.
2. Xin lỗi bị hại có thể được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp phạm một trong các tội quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 của Luật này;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự, trừ trường hợp phạm một trong các tội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 51 của Luật này;
c) Người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Xin lỗi bị hại được áp dụng khi có sự đồng thuận của bị hại hoặc người đại diện của họ.
4. Người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp xin lỗi bị hại phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này từ 03 tháng đến 01 năm.
Theo đó, xin lỗi bị hại là việc người chưa thành niên phạm tội nhận lỗi với bị hại và mong muốn được tha thứ về hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Việc xin lỗi bị hại được thi hành ngay tại phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng hoặc tại phiên tòa.
Sẽ áp dụng biện pháp giám sát điện tử thay tạm giam với người chưa thành niên phạm tội có đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 139 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định áp dụng biện pháp giám sát điện tử như sau:
Áp dụng biện pháp giám sát điện tử
1. Giám sát điện tử là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của người chưa thành niên là bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được giám sát điện tử.
2. Bị can, bị cáo được giám sát điện tử phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Không đi khỏi phạm vi giám sát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc không tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này;
đ) Không tháo, phá hủy thiết bị giám sát điện tử hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát điện tử.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 178 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
Như vậy, từ 1/1/2028, sẽ áp dụng biện pháp giám sát điện tử, thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của người chưa thành niên là bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được giám sát điện tử.
Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026, trừ trường hợp quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì có hiệu lực từ 1/1/2028.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người chưa thành niên phạm tội là gì? Hình phạt tù chung thân có áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên không? Quyền của người chưa thành niên bị buộc tội là gì?
Theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên là ai?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào? Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?