Nhấn vào mũi tên để hiện thể loại con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc
Bảo hiểm và phúc lợi
Thuế và thu nhập
Biểu mẫu và hợp đồng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách lao động
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào?
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào? Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Đăng bài: 16/12/2024 16:39
Tư pháp người chưa thành niên là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
2. Người chưa thành niên là người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Người chưa thành niên là bị hại là người dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
4. Người chưa thành niên là người làm chứng là người dưới 18 tuổi biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
5. Người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng gồm người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng.
6. Người đại diện của người chưa thành niên bao gồm:
a) Cha, mẹ;
b) Người giám hộ;
c) Người do Tòa án chỉ định.
7. Tư pháp người chưa thành niên là các quy định về chính sách, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
8. Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 của Luật này và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 12 Điều 36 của Luật này.
...
Theo đó, có thể hiểu tư pháp người chưa thành niên là các quy định về chính sách, biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 178 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
Theo đó, Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026, trừ trường hợp quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì có hiệu lực từ 1/1/2028.
Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Căn cứ Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định cụ thể các trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau:
Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội rất nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
b) Phạm tội rất nghiêm trọng 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự;
c) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội hiếp dâm, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất ma túy;
b) Tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Phạm tội nghiêm trọng do cố ý 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội nghiêm trọng do cố ý theo quy định của Bộ luật Hình sự;
d) Phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Người chưa thành niên đã được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng mà phạm tội mới
Như vậy, đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tái phạm tội thì không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trừ trường hợp người chưa thành niên là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Bài viết liên quan
Theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên là ai?
Người chưa thành niên phạm tội bị hạn chế ra khỏi nhà từ 18h đến 6h hôm sau theo Luật mới? Người chưa thành niên phải xin lỗi bị hại và mong muốn được tha thứ theo Luật Tư pháp người chưa thành niên như thế nào?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 trong đó có quy định về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên<br />
Những trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế? Từ 01/01/2025, thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được quy định như thế nào?
Tổ chức hành nghề công chứng gồm các tổ chức nào? Từ 01/07/2025, tổ chức hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng?
Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cấp đổi trong trường hợp nào từ 28/01/2025? Hồ sơ đề nghị cấp đổi Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông gồm những gì từ 28/01/2025?
03 hình thức hành nghề của công chứng viên từ ngày 01/07/2025? Từ 01/07/2025, công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong các trường hợp nào?
Xem nhiều nhất gần đây
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục
Human Capital Software giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, tăng hiệu quả tuyển dụng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tại sao nó lại quan trọng?
Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?
Tài sản công đoàn có được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động tham gia công đoàn đúng không? Người lao động xem công khai tài chính công đoàn bằng những hình thức nào?
Ai là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như thế nào?
Cung hoàng đạo ảnh hưởng đến cuộc sống qua tính cách, các mối quan hệ và quyết định cá nhân. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về bản thân qua cung hoàng đạo và thay đổi vận mệnh?
04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 gồm 6 nhóm chính sách lớn, được cấu trúc thành 09 Chương, 81 Điều.
Miễn trừ giấy phép bán buôn điện cho tổ chức phát điện lên lưới quốc gia? Điều kiện cấp và trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?
Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 83/2024/TT-BTC hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do Nhà nước định giá áp dụng tại Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.