Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định các 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên như sau:
1. Khiển trách.
2. Xin lỗi bị hại.
3. Bồi thường thiệt hại.
4. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
5. Quản thúc tại gia đình.
6. Hạn chế khung giờ đi lại.
7. Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
8. Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới.
9. Tham gia chương trình học tập, dạy nghề.
10. Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý.
11. Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
12. Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? (Hình từ Internet)
Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Căn cứ Điều 38 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định cụ thể các trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như sau:
Trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng
1. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội rất nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội giết người, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Tội sản xuất trái phép chất ma túy;
b) Phạm tội rất nghiêm trọng 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự;
c) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
2. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này:
a) Phạm tội nghiêm trọng về một trong các tội phạm sau đây: Tội hiếp dâm, Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái phép chất ma túy, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Tội chiếm đoạt chất ma túy;
b) Tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Phạm tội nghiêm trọng do cố ý 02 lần trở lên hoặc phạm nhiều tội nghiêm trọng do cố ý theo quy định của Bộ luật Hình sự;
d) Phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Người chưa thành niên đã được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng mà phạm tội mới
Như vậy, đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.
Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có quy định cụ thể:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chưa thành niên phạm tội là người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
2. Người chưa thành niên là người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
3. Người chưa thành niên là bị hại là người dưới 18 tuổi trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.
4. Người chưa thành niên là người làm chứng là người dưới 18 tuổi biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
5. Người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng gồm người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng.
6. Người đại diện của người chưa thành niên bao gồm:
a) Cha, mẹ;
b) Người giám hộ;
c) Người do Tòa án chỉ định.
thành niên; thủ tục thân thiện trong xử lý chuyển hướng, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
8. Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 của Luật này và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 12 Điều 36 của Luật này.
...
Như vậy, người đại diện của người chưa thành niên bao gồm:
- Cha, mẹ;
- Người giám hộ;
- Người do Tòa án chỉ định.
Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026, trừ trường hợp quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì có hiệu lực từ 1/1/2028.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Người chưa thành niên phạm tội là gì? Hình phạt tù chung thân có áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên không? Quyền của người chưa thành niên bị buộc tội là gì?
Theo quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 thì người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên là ai?
12 Biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo Luật mới là gì? Ai là người đại diện của người chưa thành niên?
Tư pháp người chưa thành niên là gì? Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực khi nào? Người đủ 16 tuổi tái phạm tội thì có được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng không?
Tung thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 bị bãi bỏ bị phạt bao nhiêu tiền? Nghị định 168 do ai ký?
Tất niên là ngày gì? Người lao động được nghỉ Tết bao nhiêu ngày? Lương, thưởng cho người lao động đi làm vào ngày Tết sẽ như thế nào?
Vạch 3.1 là gì? Được phép đè lên vạch 3.1? Lỗi đè lên vạch kẻ đường đối với xe máy bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
Thời gian, địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bình Thuận? Người dân có được sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 không?