Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu (dự kiến)?

Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu theo dự kiến? Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng dựa trên những yếu tố nào?

Đăng bài: 12:50 25/05/2025

Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu (dự kiến)?

Vừa qua, Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.

Theo đó, Dự thảo Nghị định quy định về phân cấp, xác định thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nội vụ, gồm: Chính quyền địa phương; lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội; việc làm, an toàn, vệ sinh lao động; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ; người có công; bình đẳng giới; công tác văn thư, lưu trữ Nhà nước.

Đồng thời, dự thảo cũng ban hành phụ lục danh mục địa bàn các xã (giữ nguyên trạng hoặc hình thành mới sau ngày 1/7/2025), để áp dụng mức lương tối thiểu theo 4 vùng quy định tại Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. 

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng áp dụng 01/07/2024 như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Dựa theo Danh mục lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh kèm theo Dự thảo Nghị định này, các địa bàn tại thành phố Hà Nội sẽ có mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2025 như sau:

- Lương tối thiểu vùng 2 gồm các xã: Phương Dực, Chuyên Mỹ, Đại Xuyên, Vân Đình, Ứng Thiên, Hòa Xá, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hồng Sơn, Phúc Sơn, Hương Sơn, Minh Châu, Quảng Oai, Vật Lại, Cổ Đô, Bất Bạt, Suối Hai, Ba Vì, Yên Bài, Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn, Đan Phượng.

- Lương tối thiểu vùng 1 gồm các xã, phường còn lại.

Trên đây là thông tin về "Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu (dự kiến)?".

Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu (dự kiến)?

Lương tối thiểu tại Hà Nội sau sáp nhập tỉnh 2025 là bao nhiêu (dự kiến)? (Hình từ Internet)

Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng dựa trên những yếu tố nào?

Căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sẽ dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động;

- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Công ty trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng có được không?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.

Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Từ khóa: Lương tối thiểu Lương tối thiểu tại Hà Nội Sáp nhập tỉnh Sau sáp nhập tỉnh Sáp nhập tỉnh 2025 Mức lương tối thiểu Lương tối thiểu vùng

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...