Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Kết luận 137 của Bộ Chính trị là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11?
Kết luận 137 của Bộ Chính trị là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11? Việc sáp nhập tỉnh thành phải đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?
Kết luận 137 của Bộ Chính trị là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11?
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3, triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4, diễn ra chiều ngày 01/4 tại Trụ sở Bộ Nội vụ.
Cụ thể. theo chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ghi nhận, đánh giá cao các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ đã nỗ lực cao trong triển khai nhiệm vụ, hơn hết, các đơn vị đã nhanh chóng bắt tay thực hiện công việc nhịp nhàng, không khoảng cách với tinh thần thống nhất cao, liên thông và đồng bộ trong giai đoạn đầu của Bộ Nội vụ mới sau khi hợp nhất. Kết quả, trong tháng 3, Bộ Nội vụ đã hoàn thành 106/109 nhiệm vụ cần thực hiện.
Các kết quả đã được thể hiện rõ nét thông qua 07 điểm nổi bật, cụ thể:
Thứ nhất, việc hợp nhất 2 Bộ (Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, chặt chẽ và khoa học. Từ đó, Bộ Nội vụ mới vận hành đồng bộ, toàn diện, tích cực, hiệu quả.
Thứ hai, ngay sau khi tham mưu cho Chính phủ triển khai, hoàn thiện việc hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Chính phủ và cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ Nội vụ đã tích cực hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tất cả các Bộ sau khi hợp nhất có thể vận hành từ ngày 01/3. Đặc biệt, công tác trên đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá có hiệu quả cao và rất tốt đẹp.
Việc hợp nhất trên đã tạo ra nền tảng quan trọng, những yếu tố động lực tích cực để đất nước tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng có tầm vóc cao hơn - đó là sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Thứ ba, Bộ đã ngay lập tức bắt tay vào việc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Về việc này, Bộ Chính trị đã cho ý kiến 3 lần. Trong đó, Kết luận số 130-KL/TW của Bộ Chính trị xác định rõ chủ trương trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Từ Kết luận 137-KL/TW, Bộ Chính trị nêu cụ thể định hướng chủ trương trong việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền cấp xã, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11.
...
Theo đó, Bộ đã ngay lập tức bắt tay vào việc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Về Việc này Bộ đã cho ý kiến 3 lần. Trong đó:
[1] Kết luận 130-KL/TW của Bộ Chính trị đã xác định rõ chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
[2] Kết luận 137-KL/TW, Bộ Chính trị nêu rõ định hướng trong việc sắp xếp lại chính quyền cấp tỉnh, tổ chức lại chính quyền cấp xã, và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Đồng thời, đây là căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11.
Như vậy, có thể thấy rằng Kết luận 137-KL/TW là một trong những căn cứ chính trị để Bộ hoàn thiện đề án báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 11.
Kết luận 137 của Bộ Chính trị là căn cứ hoàn thiện đề án sáp nhập tỉnh, xã báo cáo BCHTW Đảng tại Hội nghị lần thứ 11? (Hình từ Internet)
Việc sáp nhập tỉnh thành phải đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 Tải về quy định về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Theo đó, từ quy định nêu trên thì việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
[1] Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
[2] Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
[3] Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
[4] Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
[5] Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem thêm:
- Chi tiết lộ trình sáp nhập tỉnh 2025 mới nhất theo Nghị quyết 74
- Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)?
- Đăng tải thông tin sáp nhập tỉnh thành mới nhất 2025 hay bản đồ sáp nhập tỉnh mới nhất 2025 sai sự thật bị xử phạt ra sao? Có bị xử lý hình sự khi đăng các thông tin này?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];