Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)?

Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)? Việc sáp nhập tỉnh thành phải đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?

Đăng bài: 14:09 31/03/2025

Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)?

Vừa qua, chiều 28/3, tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Tổng Bí thư đã có những chia sẻ liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.

Cụ thể, theo nội dung tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Tổng Bí thư đã có một số ý kiến về tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội như sau:

Tổng Bí thư cho biết, về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ, triệt để, khoa học, nhân văn, làm từ trên xuống dưới với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng".

Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng- Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân. 

Các nội dung trên nhằm mục đích tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn nữa. 

Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.

Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

"Cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu chính quyền, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Chính quyền phải chủ động tiếp cận được với người dân, thay vì nhân dân phải tới chính quyền. Từ đó tạo ra không gian phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực, vùng để đất nước ta sớm được phồn vinh. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao"

Như vậy, có thể thấy, theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành. Không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Lưu ý: Thông tin về việc sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường trên chỉ là dự kiến. Số lượng tỉnh thành chính thức sau sáp nhập sẽ được công bố khi có thông báo và văn bản chính thức từ các cơ quan nhà nước.

Do đó, đối với hành vi đưa các thông tin liên quan đến sáp nhập tỉnh thành sai sự thật khi chưa có thông báo chính thức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin về "Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)?"

Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)?

Sáp nhập tỉnh 2025: Cả nước còn 34 tỉnh thành, khoảng 5.000 xã phường (Dự kiến)? (Hình từ Internet)

Việc sáp nhập tỉnh thành phải đảm bảo các điều kiện nào theo quy định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 Tải về​ quy định về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:

Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...

Theo đó, từ quy định nêu trên thì việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

[1] Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

[2] Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

[3] Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

[4] Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

[5] Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem thêm:

35 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...