Công văn 1372: Tăng cường kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm chống nắng theo chỉ đạo từ Cục Quản lý Dược như thế nào?
Tăng cường kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm chống nắng theo chỉ đạo từ Cục Quản lý Dược như thế nào? Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là gì?
Tăng cường kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm chống nắng theo chỉ đạo từ Cục Quản lý Dược như thế nào?
Sau hàng loạt ồn ào từ các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng... trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt, quá trình sản xuất, buôn bán hàng giả có cả sự tham gia của những người có sức ảnh hưởng lớn trên như: TikToker, hoa hậu, KOLs...Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Căn cứ vào diễn biến phức tạp của vấn nạn mua bán hàng giả, ngày 2/5/2025 Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện 55/CĐ-TTg về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Tiếp tục trên tinh thần ngăn chặn, xử lý và phòng ngừa kịp thời các hành vi vi phạm. Ngày 15/5/2025 Thủ tương Chính phủ đã ra Công điện 65/CĐ-TTg về mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuê.
Nhằm triển khai thực hiện các chỉ đạo từ Thủ tướng, ngày 19/5/2025, Cục Quản lý Dược đã ra Công văn 1372/QLD-MP về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng. Trong đó, có một số nội dung trọng tậm sau đây:
+ Yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nội dung tại các văn bản nêu trên và tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm mỹ phẩm chống nắng, cụ thể như sau:
- Rà soát các phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có công bố tính năng, công dụng chống nắng đã được tiếp nhận, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành về quản lý mỹ phẩm; Thu hồi các số tiếp nhận phiếu công bố không đáp ứng quy định; - Chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra việc ghi nhãn, quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm chống nắng trên địa bàn; - Chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm tăng cường lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng để kiểm tra, xác định chỉ số SPF (Sun Protection Factor); - Kịp thời báo cáo về Cục Quản lý Dược các mẫu mỹ phẩm chống nắng vi phạm để thu hồi, tiêu hủy và xử lý, xử phạt nghiêm theo quy định. |
(2) Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường thực hiện đúng các quy định về quản lý mỹ phẩm và thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát hồ sơ thông tin sản phẩm (Product Information File -PIF), phương pháp và kết quả xác định chỉ số SPF của sản phẩm, bảo đảm đầy đủ, chính xác, sẵn sàng cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra chất lượng; - Rà soát nội dung phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có ghi tính năng, công dụng chống nắng, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định hiện hành; - Rà soát nhãn sản phẩm ghi tính năng, công dụng chống nắng, chỉ số SPF, bảo đảm phù hợp với quy định ghi nhãn, nội dung chính xác, thống nhất với phiếu công bố và tuân thủ Hướng dẫn của ASEAN về ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm chống nắng. |
Tăng cường kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm chống năng (Hình từ internet)
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 12 và Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
[1] Điều kiện về nhân sự
+ Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
[2] Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
[3] Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm.
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.
Xem thêm
Từ khóa: Sản phẩm mỹ phẩm Sản phẩm mỹ phẩm chống nắng Mẫu mỹ phẩm chống nắng Quản lý mỹ phẩm Sản xuất mỹ phẩm Buôn bán hàng giả
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;