Danh sách mỹ phẩm giả đã được bày bán tràn lan trên Shopee, các trang mạng xã hội đã được công bố chưa?
Phát hiện kho hàng mỹ phẩm giả với hơn 1000 sản phẩm đã được bán trên thị trường những năm gần đây. Danh sách mỹ phẩm giả đã được công bố chưa? Đưa thông tin sai lệch danh sách mỹ phẩm giả bị xử lý thế nào?
Danh sách mỹ phẩm giả đã được bày bán tràn lan trên Shopee, các trang mạng xã hội đã được công bố chưa?
Cơ quan chức năng vừa phát hiện cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả lên đến hàng nghìn sản phẩm, được bán trong những năm gần đây. Hoạt động bán hàng chủ yếu diễn ra trên mạng xã hội, đặc biệt là sàn thương mại điện tử Shopee, mạng xã hội TikTok. Hầu hết, đều là thương hiệu mỹ phẩm các chị em hay sử dụng, quen thuộc với người dùng. Các nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm giả chủ yếu là dung dịch, hương liệu pha chế không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, hiện tại cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc và chưa có bất kỳ kết luận gì về hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả.
Danh sách mỹ phẩm giả hiện tại chưa được công bố bởi cơ quan có thẩm quyền. Vì thế, hành vi đăng thông tin sai lệch về danh sách mỹ phẩm giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.
Trên đây là thông tin tham khảo về nội dung "Danh sách mỹ phẩm giả đã được bày bán tràn lan trên Shopee, các trang mạng xã hội đã được công bố chưa?".
Thực hư danh sách mỹ phẩm giả đã công bố? (Hình từ internet)
Đăng thông tin sai sự thật về danh sách mỹ phẩm giả bị xử phạt hành chính như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử
...
3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
...
Đồng thời tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, với hành vi đưa thông tin "danh sách mỹ phẩm giả" sai sự thật lên các trang mạng xã hội, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 5 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật.
- Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi đưa thông tin sai sự thật.
Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định
Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
1. Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
3. Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất. (được sửa đổi bởi Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP
b) Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất; (được bãi bỏ bởi điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
d) Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
đ) Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
e) Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu. (được bãi bỏ bởi điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)
Theo đó, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đảm bảo đủ điều kiện sau để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
(1) Điều kiện về nhân sự
Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
(3) Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
+ Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
+ Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm.
Xem thêm
Từ khóa: sản xuất mỹ phẩm Mạng xã hội Mỹ phẩm giả Danh sách mỹ phẩm giả xử phạt hành chính cơ sở sản xuất mỹ phẩm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;