Phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện từ ngày 01/7/2025?

Theo Nghị định 106/2025 Chính phủ mới ban hành, khu sạc xe điện không có giải pháp ngăn cháy có thể bị phạt tới 50 triệu.

Đăng bài: 20:02 22/05/2025

Phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 106/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định về phòng cháy chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện như sau:

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong lắp đặt, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì thiết bị điện phòng nổ đã được trang bị, lắp đặt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị, lắp đặt, sử dụng thiết bị điện phòng nổ.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà;
b) Không có hệ thống điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không duy trì nguồn điện phục vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này khi để xảy ra cháy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện giải pháp ngăn cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Như vậy, từ ngày 01/7/2025 không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000. Đồng thời, phải thực hiện giải pháp ngăn cháy đối với hành vi vi phạm.

Phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện từ ngày 01/7/2025?

Phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu không có giải pháp ngăn cháy đối với khu sạc xe điện từ ngày 01/7/2025? (Hình internet)

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy được quy định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vì vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 14, 15, 16, 21; tại các điểm a, c khoản 1, điểm a, c khoản 2 Điều 20 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 106/2025/NĐ-CP trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 10, 11, 20, 21, 22, 25 và Điều 27 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 16, 20, 21 và Điều 22 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đổi với các hành vi vi phạm quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

(Theo Điều 37 Nghị định 106/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2025)

Xem thêm

Từ khóa: Giải pháp ngăn cháy Khu vực sạc điện cho xe Phòng cháy chữa cháy Thẩm quyền xử phạt Nghị định 106/2025/NĐ-CP

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...