Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật mới về đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết, môn thi được diễn ra vào ngày 22/5/2025 theo Kế hoạch của tỉnh này.
Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết (Hình từ Internet)
Lịch thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết như thế nào?
Ngày 03 tháng 3 năm 2025 Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 các trường trung học phổ thông và các lớp trung học cơ sở Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh năm học 2025-2026.
Theo đó, lịch thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 như sau:
Ngày thi |
Môn thi |
Giờ mở đề |
Giờ phát đề |
Giờ bắt đầu làm bài |
Thời gian làm bài |
22/5/2025 |
Ngữ Văn |
07 giờ 50 |
07 giờ 55 |
08 giờ 00 |
120 phút |
22/5/2025 |
Tiếng Anh |
13 giờ 50 |
13 giờ 55 |
14 giờ 00 |
60 phút |
23/5/2025 |
Toán |
07 giờ 50 |
07 giờ 55 |
08 giờ 00 |
120 phút |
23/5/2025 |
Môn chuyên: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh |
13 giờ 50 |
13 giờ 55 |
14 giờ 00 |
150 phút |
24/5/2025 |
Môn chuyên: Lịch sử, Địa lý, Tin học |
07 giờ 50 |
07 giờ 55 |
08 giờ 00 |
150 phút |
Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết
Hôm nay là ngày thi đầu tiên vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025, môn thi của ngày 22/5/2025 là môn Ngữ văn với thời gian làm bài là 120 phút, thời gian bắt đầu làm bài là 8 giờ, thời gian kết thúc là 10 giờ.
Dưới đây là đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 chi tiết (Đáp án minh họa):
I. ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM) Câu 1. Văn bản thuộc thể thơ tự do. Câu 2. Các dòng thơ thể hiện sự ăn cần của con đối với mẹ trong khổ 1 và 2 là “Mẹ ngồi xuống đi”, “Con mời mẹ rong chơi”, “Mẹ ngồi cho vững nhé. Câu 3. Bốn hình ảnh gắn liền với “ngày xưa của mẹ" trong khổ thơ (4): - Bốn hình ảnh gắn liền với ngày xưa của mẹ trong khổ thơ (4) là chiếc thuyền câu be bé, vùng chiêm trũng, góc cầu ao nhỏ, bến sông kin nước. Câu 4. - Phép điệp “ao nhà mình thôi" được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong văn bản. - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi và sự liên kết trong các câu thơ. +Nhấn mạnh giấc mơ bình đi, giãn đơn nhưng sâu sắc, như một lời thủ thì ăn tinh, nhỏ nhẹ con nối với mẹ. Đó còn là khung cảnh thân quen, gần gũi với mẹ để mẹ không phải lo lắng khi rời đi "xa". + Thể hiện tình yêu thương, sự ăn cần và lòng biết ơn của người con với mẹ. Câu 5. - Tâm trạng của người con trong khổ thơ 7 và 8 là: đau đớn, bàng hoàng và xót xa khi nhận ra mẹ đã ra đi mãi mãi. + “Mẹ ngồi cho chắc nhé / ao nhà minh thôi" là lời dặn nhẹ nhàng, trìu mến của người con với mẹ, thể hiện sự quan tâm và mong muốn mẹ được an toàn. Đây cũng là một cách xoa dịu chính bản thân trong phút giây tiễn biệt. + “Ơ kìa mẹ đâu rồi!”: câu thơ đột ngột, mang cảm giác sững sốt, bàng hoàng khi người con phát hiện mẹ không còn nữa. + “Quở tay không chạm mẹ / mưa nhỏa mắt con...: diễn tả cảm giác trống vắng, tuyệt vọng. Hành động “quờ tay” là biểu hiện của sự níu kéo trong vô vọng. “Mưa nhòa mắt" không chỉ là mưa thật mà còn là giọt nước mắt đau buồn không thể kiếm nên của người con. Câu 6. - Đưa ra được bài học ý nghĩa nhất với bản thân và lí giải. Tham khảo: Bài thơ giúp em rút ra bài học ý nghĩa: hãy trân trọng và yêu thương mẹ khi còn có thể. Bởi vì mẹ là người luôn âm thầm hy sinh, mang đến cho con những điều binh dị mà quý giả. Khi mẹ không còn, nỗi đau và tiếc nuối sẽ theo con suốt đời. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm thân thương giữa mẹ và con, khiến em càng thấu hiểu tình mẫu tử thiêng liêng. Vì vậy, em sẽ cố gắng yêu thương và chăm sóc mẹ nhiều hơn mỗi ngày. II. VIẾT (4.0 ĐIỂM) a. Xác định được yêu cầu (cấu trúc) của kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: suy nghĩ về sự bất đồng quan điểm sống giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; từ đó đề xuất hướng giải quyết Triển khai bài viết: Học sinh có thể triển khai nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau. e. Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cả nhân về vấn đề: sự bất đồng quan điểm sống giữa cha mẹ và con cái trong gia đình & hưởng giải quyết. 2. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận: + Giải thích: - Bắt đồng quan điểm là trường hợp mỗi người mỗi ý, không thống nhất được quan điểm, giải pháp chung, vì đôi bên đều cho rằng mình đúng, nghe không quan điểm của đối phương, bắt họ phải nghe theo quan điểm của mình. - Giữa cha mẹ và con cái nhiều khi xảy ra bất đồng quan điểm, khiển cho mối quan hệ trong gia định trở nên căng thẳng. + Thực trạng của vấn đề và nguyên nhân: - Hiện nay, vấn đề bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và con cái đang diễn ra khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều bạn trẻ cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình với cha mẹ vì sợ bị phản đối, trách mắng. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bất đồng quan điểm giữa cha mẹ và con cái. + Do sự khác biệt về thể hệ dẫn đến sự khác biệt về quan niệm sống, giá trị, cách nhìn nhận vấn đề giữa cha mẹ và con cái. + Do xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những thay đổi về văn hóa, lối sống, khiến cho khoảng cách thế hệ ngày càng lớn. - Do một số cha mẹ áp đặt trong cách giáo dục con cái, không cho con cái bộc lộ suy nghĩ riêng. + Nhiều bạn trẻ muốn thể hiện cái tôi mà không nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, dẫn đến xung đột với cha mẹ. + Bất đồng quan điểm nếu không được giải quyết sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng: + Mâu thuẫn, xung đột kéo dài sẽ khiến cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái rạn nứt, mất đi sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. + Ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái. + Gia đình bắt hòa sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. * Giải pháp: - Khi bắt đồng xảy ra, thay vì phản ứng gay gắt, con cái nên binh tĩnh lắng nghe cha mẹ trình bày quan điểm. Con cái hãy cố gắng đặt minh vào vị trí của cha mẹ để hiểu được nỗi lòng của cha me. - Sau khi đã lắng nghe cha mẹ, con cái nên trình bày quan điểm của mình một cách rõ ràng, mạch lạc. Con cái cần thể hiện sự tôn trọng cha mẹ, tránh chỉ trích. - Con cái cũng cần cư xử chín chắn để tạo được niềm tin của cha mẹ để khi có những mẫu thuẫn, cha mẹ sẽ binh tĩnh tạo cơ hội cho con cái nói ra quan điểm của mình và tôn trọng ý kiến của con. - Con cái có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy như ông bà, cô dì chú bác, thầy cô giáo.... để tìm ra hưởng giải quyết bất đồng quan điểm với cha mẹ. - Cha mẹ cũng cần đứng trên quan điểm, góc nhìn của con để giải quyết các xung đột trong gia định, tránh cái nhìn nghiêm khắc một chiều, áp đặt lên con cái. + Nêu ý kiến trái chiếu và phản bác ý kiến đó: Có ý kiến cho rằng cha mẹ luôn đúng, con cái cần phải luôn nghe theo lời cha mẹ. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Cha mẹ tuy có nhiều kinh nghiệm sống hơn con cái, nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng. Con cái cần có chính kiến riêng và biết cách bảo vệ quan điểm của mình một cách lịch sự, tôn trọng cha mẹ. 3. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân: Xung đột hay mẫu thuẫn là do cách ứng xử của các thành viên trong gia đình. Con cái hãy lắng nghe và thấu hiểu nỗi lòng của cha mẹ và hãy cư xử đúng mực để làm tròn chữ hiểu d. Chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo. |
Quy định chung về môn thi, bài thi vào lớp 10 năm 2025 ra sao?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT quy định về môn thi, bài thi vào lớp 10 năm 2025 như sau:
[1] Số môn thi, bài thi gồm: Toán, Ngữ văn và 01 (một) môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn 01 (một) trong 02 (hai) phương án sau:
- Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, bảo đảm không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 03 (ba) năm liên tiếp;
- Bài thi thứ ba là bài thi tổ hợp của một số môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.
Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển riêng thì môn thi hoặc bài thi thứ ba do Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu trực tiếp quản lí lựa chọn.
[2] Môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kì I nhưng không muộn hơn ngày 31 tháng 3 hằng năm.
[3] Thời gian làm bài thi: môn Ngữ văn: 120 phút; môn Toán: 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba: 60 phút hoặc 90 phút; bài thi thứ ba: 90 phút hoặc 120 phút.
[4] Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 9.
[5] Đối với việc tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên, học sinh phải thi các môn thi, bài thi quy định tại khoản này và 01 (một) môn thi chuyên. Mỗi môn chuyên có 01 (một) đề thi riêng theo chương trình môn học cấp trung học cơ sở, nội dung thi bảo đảm tuyển chọn được học sinh có năng khiếu về môn chuyên đó.
Từ khóa: Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Bạc Liêu Thi vào lớp 10 Bạc Liêu năm 2025 Lịch thi vào lớp 10 Thi vào lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;