Biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Top 5 hình ảnh đẹp nhất Thủ đô thu hút khách du lịch mỗi năm?

Vị trí và vai trò của Thủ đô được quy định thế nào? Biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Top 5 hình ảnh đẹp nhất Thủ đô thu hút khách du lịch mỗi năm.

Đăng bài: 19:30 22/05/2025

Vị trí và vai trò của Thủ đô được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 2 Luật Thủ đô 2024 quy định vị trí và vai trò của Thủ đô như sau:

[1] Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

[2] Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

[3] Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Căn cứ Điều 6 Luật Thủ đô 2024)

Biểu tượng của Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hình từ internet)

Top 5 hình ảnh đẹp nhất Thủ đô thu hút khách du lịch mỗi năm

Những nơi bạn nên đến khi có cơ hội ghé thăm Thủ đô.

[1] Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình

Lăng Bác tại Quảng trường Ba Đình (Hình từ internet)

[2] Hồ gươm tại Quận Hoàn Kiếm

Hồ gươm về đêm

Hồ gươm về đêm (Hình từ internet)

[3] Hoàng Thành Thăng Long, nơi lưu giữ nhiều kỉ vật lịch sử

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long (Hình từ internet)

[4] Hồ tây, nơi được đánh giá mang nhiều vẻ đẹp thơ mộng nhất tại Thủ đô vào mỗi chiều hoàng hôn buông xuống

Cảnh đẹp hồ Tây chiều hoàng hôn

Hồ Tây chiều hoàng hôn (Hình từ internet)

[5] Nhà thờ lớn, công trình kiến trúc cổ Châu Âu có lịch sử lâu đời, nằm tại Quận Hoàn Kiếm

Hình ảnh nhà thờ lớn

Nhà thời lớn Hà Nội (Hình từ internet)

Quy định thế nào về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô?

Căn cứ Điều 17 Luật Thủ đô 2024 quy định quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô như sau:

[1] Việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô phải bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Thành phố; bảo đảm quốc phòng, an ninh, kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các địa phương có hoạt động liên kết, phát triển vùng với Thủ đô và cả nước.

[2] Tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô.

Cho phép xây dựng các tuyến đê mới phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và quy hoạch khác có liên quan để khai thác hiệu quả quỹ đất.

Trên bãi sông được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan; các khu vực bãi sông, bãi nổi còn lại được phép xây dựng các công trình dành cho không gian công cộng, công trình phục vụ mục đích công cộng nhưng không tôn cao bãi sông, bãi nổi để đảm bảo yêu cầu không làm cản trở dòng chảy.

[3] Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chi tiết trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường, điều chỉnh cục bộ quy hoạch quy định tại mục [3]

[4] Đối với khu vực đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn thì không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ Quy hoạch chung Thủ đô và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Xem thêm

Từ khóa: Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội Quy hoạch Thủ đô Phát triển Thủ đô Quốc Tử Giám Quy hoạch đô thị và nông thôn Quy hoạch đô thị Đô thị và nông thôn

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...